Triển vọng xuất khẩu Dệt May 2018 và tương lai chuỗi giá trị toàn cầu

Để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể nhìn nhận đúng về các vấn đề phát triển ngành, sáng 3/11/2017, Hội Dệt may thêu đan TP HCM phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu và Trung tâm Thông tin Công nghiệ

Đây là một trong 4 hội thảo liên tiếp được tổ chức nằm trong chuỗi hoạt động của triển lãm HANOITEX 2017 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 1-3/11/2017.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của nhiều đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và các ngành liên quan. Hội thảo đã tập trung thảo luận sâu về nhiều vấn để như: tình hình thế giới, ngành dệt may toàn cầu và triển vọng xuất khẩu dệt may năm 2018 và những năm tiếp theo; những điều chỉnh của chuỗi giá trị dệt may và các vấn đề đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh mới; dự báo tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam và cạnh tranh xuất khẩu dệt may, xác định những vấn đề của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới…

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, trong suốt hơn một thập kỷ qua, xuất khẩu hàng hóa luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Trong đó, dệt may là lĩnh vực luôn ghi được dấu ấn đầy ấn tượng. Năm 2016, tuy không đạt mục tiêu đề ra nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,8 tỷ USD, tăng 4,5% so với 2015.

Ông Phạm Tất Thắng đã bàn luận nhiều về triển vọng xuất khẩu 2018 và khả năng tham gia chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu của dệt may Việt Nam và nhấn mạnh, để có thể hội nhập quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng trong từng sản phẩm,, từng lô hàng của dệt may xuất khẩu cần phải thực hiện ngay những giải pháp “đi bằng hai chân” với nhiều biện pháp đồng bộ.

Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế còn đưa ra dự báo tình hình xuất khẩu dệt may và cạnh tranh xuất khẩu, xác định những vấn đề của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong gai đoạn tới và các giải pháp từ phía doanh nghiệp, Chính phủ và các cơ quan chức năng.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cũng đã trình bày tại Hội thảo tham luận với chủ đề: Con đường tơ lụa thế kỷ XXI. Theo ông Trần Thanh Hải, liệu dệt may Việt Nam sẽ ở đâu, có vai trò gì trong Con đường tơ lụa? Và Dệt may Việt Nam sẽ là thương nhân – người dẫn dắt và làm chủ con đường tơ lụa hay chỉ là “người dắt lạc đà” – một nhân tố tạo ra rất ít giá trị trên Con đường tơ lụa ấy? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may hiện nay.

Hội thảo cũng ghi nhận những sáng kiến, ý kiến đóng góp quý báu cho việc hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập và Cách mạng Công nghiệp 4.0.