Từ lệnh cấm của Trump và câu chuyện tự chủ công nghệ của Huawei

Liệu Huawei có thể tồn tại khi lệnh cấm của Mỹ kéo dài?

Trước khi bà Phó Chủ tịch Huawei bị bắt ở Canada, các phương tiện truyền thông loan tin Huawei đi tiên phong trong công nghệ thông tin 5G, chả thế mà trong 6 tháng vừa qua, tổng số điện thoại và phụ tùng Huawei bán ra thị trường thế giới được 51 triệu điện thoại, Samsung bán được 71 triệu và Apple chỉ được 36 triệu. Với đà tiến này thì Huawei sẽ làm bá chủ ngành truyền thông trên thế giới. 

Huawei đã chuẩn bị suốt nhiều năm qua cho khả năng tự chủ của họ trong lĩnh vực công nghệ. Điển hình là lập công ty bán dẫn HiSilicon, được kỳ vọng sẽ giúp Huawei bớt phụ thuộc vào chip điện thoại do Mỹ sản xuất.

Theo thông tin mới của truyền thông thì không phải hoàn toàn như vậy. Trung Quốc đã không thành công trong phát triển phần mềm. Sau gần 20 năm nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa tự sản xuất được hệ điều hành cho máy tính cá nhân để thách thức Microsoft Windows.

Huawei vẫn chưa thể tự sản xuất hệ điều hành cho điện thoại thông minh. Để sản xuất ra điện thoại, Huawei lại không tự sáng chế từ phần mạch điện cũng như linh kiện, mà tất cả mua ở nước khác - mua chip CPU của Mỹ, mua Hàn Quốc bộ nhớ và lấy phần điều hành Android của Google.

Phần lớn các bộ phận cấu thành thiết bị mạng và điện thoại thông minh Huawei đến từ Mỹ, đáng chú ý là chất bán dẫn và phần mềm. Có những bộ phận không thể dễ dàng được thay thế bởi các nhà cung cấp đến từ quốc gia khác mà bắt buộc phải là Mỹ.

Thậm chí, đối với những thành phần có thể thay thế bằng các sản phẩm của Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Nhật Bản thì các sản phẩm thay thế này thường được sản xuất bằng tài sản trí tuệ của Mỹ.

Cộng tác với Huawei là các hãng điện tử công nghệ truyền tin Quốc phòng Trung Quốc Tatfook, Hải quân Trung Quốc New Sea Union, Công an Trung Quốc Chunxing và hơn 60 hãng xưởng tình báo, an ninh khác cùng đứng phía sau lưng.

Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã bán một số linh kiện trị giá 10,7 tỷ USD cho Huawei vào năm ngoái. 

Rất nhiều điện thoại thông minh trên thế giới chạy trên các thiết kế của ARM. Huawei hiện dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin. Nếu không có giấy phép, hãng này sẽ không thể tiếp tục sản xuất bộ xử lý cũng như duy trì hoạt động của HiSilicon.

Huawei đang chuyển sang các nhà cung cấp linh kiện điện thoại của Samsung Electronics, SK Hynix, Samsung Display và LG Display ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Nhưng Trump tung lệnh cấm và hàng loạt công ty toàn cầu tẩy chay. Các linh kiện mua bao gồm chip nhớ, tấm nền OLED và mô-đun máy ảnh. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản sẽ phải chịu hình phạt của Mỹ nếu họ bán hàng cho Huawei. Điều này giải thích tại sao tuần trước, Panasonic và Hitachi đã tạm dừng bán các lô hàng linh kiện chính cho Huawei.

Google tuyên bố cấm Huawei sử dụng tất cả các phần mềm từ hệ thống điều hành Android cho tới Google Play Store, YouTube, Google Search, Chrome... 

Công ty Honor của Huawei đã bị đuổi ra khỏi thành viên Android beta programs.

Các hãng linh kiện như Qualcomm, Intel, Xilinx, Broadcom tuyên bố nghỉ chơi với Huawei. 

Trong số bốn nhà sản xuất chip, Intel Huawei, nhà cung cấp chính cho chip được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu. Ngoài ra, Intel cũng cung cấp bộ xử lý cho loạt máy tính xách tay của Huawei như là Huawei Matebook. 

Qualcomm bán cho Huawei Snapdragon SoC sử dụng cho các thiết bị khác nhau như Honor 8C cũng như một số chip lên sóng mạng 5G. Qualcom cũng cấp phép codec aptX cho âm thanh Bluetooth cho Huawei. Trong khi đó, Xilinx cung cấp chip lập trình để kết nối mạng và Broadcom cung cấp chip chuyển mạch gói cho thiết bị viễn thông. 
Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và 30 hãng khác của Mỹ cung cấp linh kiện cho Huawei sẽ chia tay trong ngày 30/5.

Lại có tin Trung Quốc cài chip tình báo vào điện thoại nhằm nghe lén và tự quay phim, chụp ảnh - đánh cắp tất dữ liệu người nghe. Đương nhiên, không phải tất cả các điện thoại Huawei bán ra đều có phần cài chip điệp viên này. Chúng thường nhắm vào các đối tượng và bộ phận cần theo dõi như nhân viên chứng khoán, lãnh đạo an ninh, quân đội nước khác, nơi nghiên cứu khoa học hoặc các yếu nhân chính trị. Có lẽ không dừng lại ở những phone cá nhân mà còn cài chip tình báo vào các mạch điện công nghệ 5G để có thể nghe lén, theo dõi được tất cả truyền tin của nước khác.

Như vậy, chợ phần mềm bị đóng cửa cùng tất cả các linh kiện - các dịch vụ khác Google Map, Gmail không còn nữa thì xem như phone Huawei mất hết giá trị, chỉ còn lại cục gạch ư?

Liệu hiện nay phụ tùng, linh kiện dự trữ còn lại ở Huawei sẽ đủ dùng trong bao lâu nữa? 

Dù Huawei luôn khẳng định đã chuẩn bị cho tình huống này suốt gần 10 năm qua, Huawei vẫn đứng trước nguy cơ không thể tự sản xuất ra điện thoại bản địa, rất khó tự lập nếu thiếu yếu tố nước ngoài, nhất là Mỹ.
Vậy liệu Huawei có thể tồn tại khi lệnh cấm của Mỹ kéo dài?

Mới hay, muốn thịnh vượng, bền vững thì phải theo đuổi tự cung cấp công nghệ.

Trần Minh Huân