Dệt may là 1 trong số các mặt hàng tận dụng tốt cơ hội từ các FTA
Dệt may là 1 trong số các mặt hàng tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

 

Từ 2016 đến nay là quãng thời gian đặc biệt thành công về xuất khẩu. Quy mô xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ.

Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt 176,6 tỷ USD, tương đương 87,1% GDP của năm (202 tỷ USD). Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 214 tỷ USD, tương đương 98% GDP của năm (220 tỷ USD).

Năm 2018, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tương đương 99,2% GDP (245,2 tỷ USD); năm 2019 xuất khẩu đạt 263,45 tỷ USD, tương đương 100,7% GDP (261,6 tỷ USD); đến ngày 15 tháng 10 năm 2020,  kim ngạch xuất khẩu 215,25 tỷ USD, tăng 4,6%, xuất siêu trên 17 tỷ USD.

Tính từ 2016 đến nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ nhập khẩu. Cụ thể, năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu/nhập khẩu là 9% so với 5,2%; năm 2017 là 21,2% so với 20,8%; năm 2018 là 13,8% so với 11,5%; Năm 2019 là 8,1% so với 7%; 9 tháng đầu năm 2020 là 4,2% so với -0,8%%.

Vì thế, cán cân thương mại luôn nghiêng về xuất siêu và tăng rất nhanh qua từng năm: 2,5 tỷ USD năm 2016; 2,92 tỷ USD năm 2017; 7,2 tỷ USD năm 2018; 11,12 tỷ USD năm 2019 và 17,32 tỷ tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2020.

Nhìn trên tổng thể, một báo cáo mới đây của WTO về tình hình thương mại toàn cầu, quy mô kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trong khối ASEAN, chỉ sau Singapore, Thái Lan và đứng thứ 26 thế giới; riêng kim ngạch xuất khẩu đứng 22 thế giới.

Nghiên cứu mới của Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (Unctad) đã đánh giá, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong quý III năm nay với 10,9%.

Thủy sản nhanh chóng chuyển mình tại thị trường EVFTA
Thủy sản nhanh chóng chuyển mình tại thị trường EVFTA

 

Tiếp theo là xuất khẩu của Trung Quốc tăng 8,8%; Đài Loan (Trung Quốc) tăng 6,4%.

Đằng sau những con số này là những câu chuyện thú vị về việc tuyên truyền về hội nhập và cách tận dụng cam kết hội nhập; hiện đại hóa việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; giảm kiểm tra chuyên ngành và hướng mạnh xuất khẩu vào các thị trường có FTA.

Đồng thời đàm phán tháo gỡ các rào cản kỹ thuật; các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật… đến độ thuận lợi nhất cho thương mại, phù hợp với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Đến nay, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước.

Một số thị trường FTA có tỷ lệ tận dụng cao là Hàn Quốc đạt 51%, Ấn Độ 48%; Chi Lê 69%; Nhật Bản 35%...

Các thị trường đã ký kết FTA đều có mức tăng trưởng kim ngạch cao như ASEAN tăng 14,5%; Trung Quốc tăng 26,6%; Nhật Bản tăng 12,2%; Hàn Quốc tăng 26,5%; Australia tăng 25,5%...

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như: Hàn Quốc (tăng 8,3%), Ấn Độ (tăng 2,1%), New Zealand (tăng 9,7%).

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canađa đạt 3,86 tỷ USD, tăng 28,2%; xuất khẩu sang Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%).

Riêng với thị trường EU, tính đến ngày 12/10, sau hơn 2 tháng EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp khoảng 23.800 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch khoảng 963 triệu USD đi 28 nước EU.

Ngoài ra, các DN xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho trên 660 lô hàng với trị giá khoảng 2 triệu USD.

Dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu
Sản xuất giày xuất khẩu

 

So với các FTA khác của Việt Nam mới thực thi trong thời gian gần đây như CPTPP, FTA giữa ASEAN và Hong Kong, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Cuba…, số lượng C/O mẫu EUR.1 lớn hơn rất nhiều.

Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 năm 2020 đạt 8,64% và tăng lên 14,65% vào cuối tháng 9 năm 2020.

Để tiếp tục đóng góp mạnh hơn cho xuất khẩu, trong giai đoạn tới 2021-2030, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, thống kê thủ tục hành chính hiện hành thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Tên cơ sở đó xem xét, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.