Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2019, diện tích trồngvải thiều của Bắc Giang duy trì trên 28.000 ha, sản lượng ước đạt 150.000 tấn. Đặc biệt, năm 2019 là năm đầu tiên huyện Lục Ngạn có sản phẩm vải thiều hữu cơ với diện tích 20 ha.

Vì cần sự đầu tư và chi phí nhiều hơn cho phân bón, nước tưới, kỹ thuật chăm sóc do vậy , giá vải thiều hữu cơ cao hơn các loại vải bình thường khác từ 5 - 10%. Đặc biệt, đối với loại vải thiều hữu cơ được lựa chọn để phục vụ thị trường cao cấp, giá sẽ cao hơn nhiều.

xuat hien vai thieu huu co dong hop
Vải thiều hữu cơ Lục Ngạn lần đầu tiên được đóng trong hộp giấy. Ảnh: Trường Sơn.

 

Vải thiều được đựng trong hộp giấy có 12 quả. Sản phẩm này được lắp camera chăm sóc theo quy trình hữu cơ do doanh nghiệp liên kết với người dân sản xuất tại các xã Giáp Sơn, Quý Sơn.

Vỏ hộp làm bằng giấy thiết kế đẹp mắt, có dán tem truy xuất nguồn gốc. Người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại tra cứu theo phần mềm sẽ ra toàn bộ thông tin về sản phẩm. Trong hộp, quả vải được đặt nổi bật trên vải lụa vàng.

Sản phẩm này lần đầu tiên được doanh nghiệp đóng gói, cung cấp cho đối tượng người tiêu dùng chuyên sử dụng sản phẩm cao cấp trong nước.

xuat hien vai thieu huu co dong hop
Vườn vải thiều được chăm sóc theo quy trình hữu cơ, có lắp camera giám sát, nhật ký chăm sóc...

 

Vải hữu cơ có nhiều ưu điểm vượt trội như: an toàn cho người phun, không gây độc hại cho môi trường, không tồn dư hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm, giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Chất lượng quả vải ngon hơn, ngọt và thơm hơn.

Các vườn vải tham gia mô hình sản xuất vải hữu cơ được lắp camera giám sát, nhật ký chăm sóc thực hiện theo nhật ký điện tử.

Mô hình này là sự liên kết giữa nông dân trồng vải Lục Ngạn và doanh nghiệp tiêu thụ. Người dân được tập huấn áp dụng quy trình chăm sóc vải hữu cơ không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Việc tiêu thụ vải hữu cơ được đơn vị bao tiêu sản phẩm thỏa thuận giá mua ký hợp đồng với người dân từ trước. Quy trình chăm sóc đến khi thu hoạch đều là sự đồng hành giữa người dân và doanh nghiệp.