Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích hơn nếu tham gia Công ước CISG

Đó là thông tin được đưa ra tại các cuộc Hội thảo “Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)” được Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Hỗ trợ Chính sách Th
Các cuộc Hội thảo này nhằm phổ biến các lợi ích và tác động của việc gia nhập Công ước Viên 1980, tác động của việc tham gia Công ước, cũng như những điều kiện Việt Nam cần chuẩn bị trước khi gia nhập Công ước.

Theo TS. Phạm Đình Thưởng - Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương, đến nay đã có hơn 80 nước tham gia Công ước, chiếm hơn 2/3 kim ngạch thương mại quốc tế. Các lợi ích có được từ việc gia nhập Công ước trên nhiều khía cạnh, giảm tranh chấp phát sinh trên thị trường quốc tế, khuyến khích cạnh tranh công bằng, giúp các nước thành viên có thể hoàn thiện luật thương mại về hợp đồng. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Minh Hằng - chuyên gia nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng phân tích nhiều lợi ích của việc gia nhập Công ước đối với doanh nghiệp Việt Nam, như: Công ước là nguồn luật minh bạch, giúp giảm thiểu chi phí tìm hiểu về luật, giải quyết tranh chấp nhanh chóng, tăng cường sự tin tưởng từ đối tác và hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, theo TS. Hằng, 64,52% đối tác xuất nhập khẩu của Việt Nam đã là thành viên của CISG.

PGS.TS. Nguyễn Vũ Hoàng - giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần lưu ý những điểm khác biệt giữa luật hợp đồng của Việt Nam và CISG như CISG có sự hạn chế nhất định đối với hàng hóa được mua bán, và khác với luật hợp đồng Việt Nam ở đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết hợp đồng, thời điểm dịch chuyển quyền sở hữu và trách nhiệm vi phạm hợp đồng.

Tại các cuộc Hội thảo, TS. Phạm Đình Thưởng cung cấp kết quả khảo sát cho thấy 90% chuyên gia cho rằng Việt Nam nên sớm gia nhập Công ước, vì lợi ích trong đàm phán hợp đồng quy về một nguồn luật và giúp doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn với luật pháp quốc tế. Theo nghiên cứu đánh giá về tác động của việc Việt Nam gia nhập CISG, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích hơn nếu tham gia Công ước.

 Năm 2012, Thủ tướng đã phê duyệt về chủ trương đối với đề xuất của Bộ Công Thương về việc Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) (gọi tắt là Công ước Viên 1980). Việc Việt Nam gia nhập Công ước CISG sẽ có những tác động quan trọng về mặt pháp lý đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, sự chuẩn bị chu đáo trước khi gia nhập Công ước sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thu được nhiều lợi ích hơn và tránh được các rủi ro tiềm ẩn.