Bạc đạt mức tăng trưởng bất ngờ trong vòng 1 thập kỷ

Hiện nay, giá vàng và bạc tăng trưởng mạnh do triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm khi đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, cùng với đó là căng thẳng Mỹ-Trung leo thang. Theo ông Haresh Acharya, giám đốc Hiệp hội Vàng và Đá quý Ấn Độ (IBJA), song song với vàng, nhu cầu về một khoản đầu tư an toàn cũng gia tăng đối với bạc.

Ngoài ra, nếu vàng duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định thì bạc có suất đầu tư sinh lời cao. Trong tháng 7, giá bạc đã tăng gần 40% giá trị kể từ hồi tháng 3 (từ 16,66 USD lên quanh mức 23-24 USD/ounce), trong khi vàng chỉ tăng khoảng 20% (từ 1.587USD lên quanh mốc 1.900 USD/ounce). Đây là mức tăng trưởng chưa từng thấy trong 1 thập kỷ qua của kim loại quý này.

Giá bạc tăng gần 40% trong vòng 5 tháng qua
Giá bạc tăng gần 40% trong vòng 5 tháng qua

2020 có phải là thời điểm tốt để đầu tư bạc?

Trong khi bất ổn kinh tế đang diễn ra, bạc vẫn sẽ là kênh đầu tư quan trọng cho các nhà đầu tư bên cạnh “anh lớn” trên thị trường hàng hóa kim loại quý là vàng. Đâu là những lý do khiến bạc trở nên sáng giá trong mắt nhà đầu tư?

Thứ nhất, bạc đang bị định giá thấp. Tỷ lệ tương quan vàng/bạc (đại diện cho khả năng thay thế giữa 2 kim loại quý) hiện khoảng 80:1. Trong nhiều thập kỷ, tỷ lệ này trung bình đạt trên dưới 60:1. Điều này cho thấy bạc hiện đang bị định giá thấp và đây là cơ hội để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.

Tỷ lệ tương quan vàng/bạc từ 2010 – 2020
Tỷ lệ tương quan vàng/bạc từ 2010 – 2020

Thứ hai, nhu cầu bạc ngày càng gia tăng kỷ lục trong khi nguồn cung hạn chế. Hiện nay, hàng hóa công nghiệp duy nhất được sử dụng nhiều hơn bạc là dầu. Ngoài làm trang sức, bạc còn là nguyên liệu quan trọng để tạo ra thiết bị điện tử và vật tư y tế, phục vụ ngành công nghiệp năng lượng,... Và từ năm 2016 đến nay, nguồn cung từ khai thác quặng bạc đang giảm dần (số liệu từ CPM Group), trong khi việc tái chế bạc là hầu như không thể vì chi phí rất đắt đỏ.

Thứ ba, giữa bối cảnh các nền kinh tế lớn đang tung ra nhiều gói kích thích kinh tế, các ngân hàng trung ương đang liên tục nới lỏng chỉnh sách tiền tệ do ảnh hưởng của dịch bệnh, song song với vàng, bạc đóng vai trò là “vịnh tránh bão an toàn”, là kênh đầu tư chống lạm phát hữu hiệu.

Thứ tư, không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, rất nhiều tỷ phú, quỹ đầu tư trên thế giới đang sở hữu trữ lượng bạc rất lớn. Có thể kể đến Warren Buffet - nhà đầu tư huyền thoại với nguyên tắc “đầu tư vào giá trị” nổi tiếng, đã mua 3.500 tấn bạc từ năm 1997. Với ông, vàng không phải là một khoản đầu tư có giá trị vì đây không phải là hàng hóa thực sự hữu ích. Trong khi đó, bạc lại có vô số ứng dụng khác nhau.

Peter Spina, chủ tịch và giám đốc điều hành GoldSeek.com cho biết thêm, trong vài tháng qua, các giao dịch mua bạc vật lý đạt mức cao lịch sử. Một báo cáo từ The Silver Institute cho thấy, tính đến ngày 30 tháng 6, tỷ lệ nắm giữ toàn cầu bạc, bao gồm các quỹ ETF, đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 925 triệu ounce.

Lợi thế khi giao dịch hợp đồng tương lai bạc

Tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch bạc trên các sàn giao dịch quốc tế với hợp đồng tương lai thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV). MXV là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung duy nhất của Việt Nam, đồng thời là đối tác của các giao dịch hàng hoá hàng đầu thế giới như ICE, TOCOM, CME, SGX, LME. Giao dịch hợp đồng tương lai bạc có nhiều lợi thế so với các kênh đầu tư hoặc hàng hóa khác, phải kể như:

Tỷ lệ ký quỹ thấp, đòn bẩy linh hoạt: Với tỷ lệ đòn bẩy linh hoạt (1:1 – 1:10), nhà đầu tư có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với khẩu vị rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn nhiều so với giá trị hợp đồng. Cơ chế này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, hoặc các nhà đầu tư có số vốn khiêm tốn.

Có thể kiếm lời trên thị trường 2 chiều: Trên thị trường chứng khoán truyền thống, nhà đầu tư đang không có công cụ để tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, với hợp đồng tương lai hàng hóa, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được việc này. Khi chỉ số tăng hoặc giảm, nhà đầu tư đều có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ giao dịch “mua theo giá lên” hoặc “bán theo giá xuống”.

Thanh khoản cao: Nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện lệnh mua/bán tức thời khi giao dịch hàng hóa mà không cần phải chờ đợi. Ngoài bạc là mặt hàng được giao dịch nhiều trên thế giới, các sản phẩm khác như dầu thô, lúa mì, đậu tương cũng có khối lượng giao dịch lớn trên toàn cầu nên rất dễ dàng để nhà đầu tư đặt lệnh mua/bán.

Nhà đầu tư tại Việt Nam giao dịch bạc trên thị trường quốc tế

Nhà đầu tư tại Việt Nam giao dịch bạc trên thị trường quốc tế như thế nào?

Để bắt đầu đầu tư kim loại quý bạc, các nhà đầu mới mới có thể đăng ký tài khoản tại Công ty CP Giao dịch Hàng hóa VNF - hiện là Thành viên Kinh doanh của MXV.

Theo VNF, trước khi giao dịch chính thức, khách hàng nên tìm hiểu kỹ về thị trường hàng hóa tương lai, xu hướng giá, cách sử dụng và quản lý rủi ro đòn bẩy trong giao dịch. VNF cũng cung cấp tài khoản demo giúp nhà đầu tư có thể thực hành giao dịch trên điều kiện thị trường thực tế mà không lo mất tiền với vốn đầu tư ảo. Ngoài ra, VNF cũng thường xuyên tổ chức các khóa học đầu tư dành cho người mới để có thể tự tin trước khi tham gia thị trường thực tế.

Trụ sở Công ty
Nhà đầu tư tại Việt Nam giao dịch bạc trên thị trường quốc tế

Tham khảo công cụ phân tích thị trường và hướng dẫn đầu tư tại: https://www.ivnf.vn/