Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6...

 

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, XK sang thị trường này tháng 7 và 8 bắt đầu bật tăng so với những tháng trước đó và so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong tháng 7/2020 đạt 54,2 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7/2019; tháng 8/2020, đạt 394,6 triệu USD, tăng gần 12% so với tháng 8/2019, và tăng 7,2 lần so với tháng 7/2020.

Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP đánh giá, EVFTA đang tác động tích cực đến hoạt động XK tôm. 

Cụ thể, ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng tôm Việt Nam như tôm hùm xanh ướp đá, tôm sú HOSO, DP đông lạnh, tôm sắt PD tươi đông lạnh, tôm mũ ni vỏ, nguyên con, xẻ đông… đã giảm từ 12,5% xuống 0%.

Tại Tại Hội nghị trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA, ngày 5/6 vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nêu những cơ hội và thách thức với thủy sản nước ta theo cam kết EVFTA.

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng tôm Việt Nam như tôm hùm xanh ướp đá đã giảm từ 12,5% xuống 0%.
Ngay khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng tôm Việt Nam như tôm hùm xanh ướp đá đã giảm từ 12,5% xuống 0%.

 

Với EVFTA, thuế nhập khẩu giảm làm tăng thêm khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.

Riêng với mặt hàng tôm, lợi thế rõ rệt với tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh xuất khẩu khi tôm sú được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh chủ yếu gồm: Thái Lan không được hưởng GSP, không có FTA nên có mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA, chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia chịu thuế GSP 4,2% và Ecuador chịu mức thuế cơ bản 12%).

Tuy nhiên, Cục Xuất khẩu cũng chỉ ra những thách thức khi xuất khẩu sang thị trường EU. Việc đang bị áp dụng “thẻ vàng” đối với hải sản khai thác của Việt Nam từ năm 2018 đã tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu.

Nếu ta không tiếp tục nỗ lực, quyết liệt triển khai các biện pháp, giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, từ cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp và ngư dân trong thời gian tới, kết quả kiểm tra tiếp theo của EC có khả năng sẽ gây bất lợi đến hoạt động xuất khẩu hải sản nói riêng và thủy sản nói chung của ta sang thị trường tiềm năng này, dẫn đến “vô hiệu hóa” các lợi thế có được từ Hiệp định EVFTA.

Đồng thời, những quy định về lao động, môi trường chặt chẽ trong EVFTA cũng đã và đang gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

Các rào cản phi thuế quan SPS, TBT được sử dụng nhiều hơn khi thuế quan đã được cắt giảm trong EVFTA.

Kết quả là tháng 8 xuất khẩu tôm sang EU gấp 7,2 lần tháng 7
Kết quả là tháng 8 xuất khẩu tôm sang EU gấp 7,2 lần tháng 7

 

Theo các chuyên gia thủy sản, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm dự kiến tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng chưa cao do vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19.

Tại châu Âu, dịch bệnh Covid-19 đã có tác động nhiều tới xu hướng của các nhà nhập khẩu châu Âu và thói quen tiêu thụ tôm của người dân châu Âu.

EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, hiện chiếm 13,3% tổng kim ngạch XK tôm của Việt Nam. Nhờ lợi thế về thuế, tôm Việt Nam có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh, nên nhà nhập khẩu của EU cũng có xu hướng tìm tới nguồn cung từ Việt Nam nhiều hơn.