Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
30/11/2023 lúc 15:00 (GMT)

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

 

Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động lồng ghép vào các Chương trình và Đề án phát triển kinh tế xã hội, kết nối hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy để tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

dong bao dan toc
ket noi cung cau

Thời gian vừa qua, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã được các cơ quan Trung ương và địa phương tích cực triển khai.

tieu thu san pham
Thời gian qua, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được Bộ Công thương đăc biệt quan tâm

Báo cáo của Văn phòng Chương trình MTQG 1719 cho thấy, Chương trình MTQG 1719 mới được đưa vào tổ chức từ nửa cuối năm 2022, tuy nhiên bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh, mà một số chỉ tiêu ước đến 31/12/2023 hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao, như: Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của 19 tỉnh khu vực phía Bắc bình quân đạt 3,61% (đạt so với mức trên 3% mục tiêu kế hoạch giao).

sơn tra
mien nui

Trong đó một số địa phương đã vượt mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, như: Lai Châu (193,3%), Thái Nguyên (168%), Tuyên Quang (166,7%)...; 99,2/100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 90,1/100% trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 92,3/100 trạm y tế được xây dựng kiên cố; 98,6/99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia…

Trong thành tích chung đó, có sự đóng góp của Bộ Công Thương. Theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, giai đoạn I từ 2021 - 2025, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao hai nhiệm vụ quan trọng. Một là hướng dẫn các địa phương triển khai đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp được mạng lưới chợ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm thúc đẩy được thương mại hai chiều, đưa hàng hóa từ miền xuôi lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như đưa hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số về xuôi, về các vùng miền có thị trường sôi động. Hai là hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đưa được cái hàng hóa đi xa hơn, tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.

na chi lang
Gian hàng na Chi Lăng tại Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.

Việc thực hiện Chương trình trong những năm qua đã đem lại những kết quả khả quan về mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Thúc đẩy phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đưa vào hệ thống phân phối trong cả nước và phục vụ xuất khẩu.

tiêu thu sản phẩm

Phiên chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Bảo Thắng (Lào Cai) do Sở Công Thương phối hợp tổ chức trong 2 ngày (14 - 15/10/2023)

Bộ Công Thương đã, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan bám sát mục tiêu của Chương trình triển khai rất nhiều các đề án, nhiệm vụ, tập trung chủ yếu vào các nội dung chính như: Xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế; Các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương; Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử phục vụ phát triển thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn; Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi; Phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác phát triển thương mại và các hoạt động thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi.

mô hình thương mại hai chiều
Sở Công Thương Bình Định phối hợp khai trương Mô hình thương mại hai chiều nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho huyện miền núi An Lão tại Hợp tác xã nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn

Trong đó, chú trọng vào các hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản, các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của địa phương như:  Hỗ trợ triển khai kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản; tổ chức các Hội nghị, hội thảo, hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của các địa phương nhằm kết nối tiêu thụ ổn định vào chuỗi phân phối của các siêu thị lớn trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ các địa phương tổ chức xây dựng mô hình phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của các địa phương;

Tổ chức Hội nghị/Hội thảo giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường, kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm thế mạnh của địa phương vào các kênh phân phối hiện đại, bước đầu hình thành những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong việc hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh của địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

tieu thụ san pham
Việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được Bộ Công thương đăc biệt quan tâm.

Việc thực hiện Chương trình còn tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho phát triển hoạt động thương mại, đặc biệt là cho việc quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương phát triển thị trường cho sản phẩm hàng hóa đặc trưng, lợi thế của các tỉnh có huyện, xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

thực thi chính sách

 

hàng việt
Bộ Công Thương đã tổ chức được các sự kiện nhận diện hàng hóa trên quy mô toàn quốc đối với những sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, trong đó có sản phẩm, hàng hóa của bà con dân tộc thiểu số và miền núi

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã triển khai nhiều hoạt động lồng ghép vào các Chương trình và Đề án phát triển kinh tế xã hội, kết nối hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy để tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào vùng khó khăn này.

Có thể kể đến như: Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2014 - 2020 và nay là giai đoạn 2021 - 2025, đã tổ chức được các sự kiện nhận diện hàng hóa trên quy mô toàn quốc đối với những sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, trong đó có sản phẩm, hàng hóa của bà con dân tộc thiểu số và miền núi;

hang hoa mien nui

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về thị trường, Bộ Công Thương luôn coi nhiệm vụ tìm đầu ra cho nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Đề án đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, cũng tạo ra được những cơ sở hạ tầng để hỗ trợ đồng bào khu vực miền núi tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa của mình theo chuỗi cung ứng từ sản xuất, có doanh nghiệp, hợp tác xã, và hộ kinh doanh đỡ đầu, bao tiêu cũng như cam kết ổn định về giá để đưa vào các hệ thống phân phối lớn; và các Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, các Chương trình về khuyến công, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các Chương trình đưa hàng hóa, thực phẩm an toàn vào các kênh phân phối,…

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng có những chương trình xã hội hóa kết hợp với các hệ thống phân phối lớn ở trong nước như Central Retail, để hướng dẫn cho các địa phương, hướng đến đối tượng của đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực miền núi nhằm sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa đạt chuẩn của hệ thống siêu thị và đưa vào trong hệ thống siêu thị đó tiêu thụ tại thị trường trong nước.

cắt băng khánh thành
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit và Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2023

Tháng 8 năm 2023 vừa qua, đã diễn ra lễ hội hương vị Việt Nam do hệ thống Central Retail tổ chức tại Bangkok, tại đó sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc sản, trong đó có sản phẩm đặc sản của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với cộng đồng người tiêu dùng của Bangkok nói riêng và của Thái Lan nói chung và các nhà phân phối nhập khẩu của Thái Lan để đưa những sản phẩm hàng hóa này sang thị trường tại khu vực và quốc tế.

Cùng với đó là nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ hơn nữa những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, và các định hướng để đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biết được sản phẩm của mình cần phải là hàng hóa tuân thủ về pháp luật, tuân thủ tín hiệu của thị trường, như xây dựng ra được bộ tiêu chuẩn sản phẩm của mình, có đăng ký chất lượng, có truy xuất được nguồn gốc và có xây dựng được thương hiệu và được bảo hộ thương hiệu để tạo thuận lợi đưa vào thị trường trong nước và xuất khẩu.

vải thiều
nhãn

Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục kiểm tra, giám sát những hoạt động liên quan đến hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong năm 2023 này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt 1 đoàn kiểm tra đi kiểm tra 14 tỉnh, thành phố có những hoạt động về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như nhóm nhiệm vụ xây dựng, đầu tư mới và cải tạo mạng lưới chợ của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó sẽ có những đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, cơ chế chính sách kịp thời tháo gỡ.

Đây là những bước tiến ban đầu của việc xây dựng cơ chế, chính sách và thực thi cơ chế, chính sách trong tình hình mới khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, có sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp nước ngoài nhưng vẫn dành những không gian lớn, rộng lớn và khác biệt, được hỗ trợ một cách trọng tâm, trọng điểm cho hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng phát triển.

ký kết tiêu thụ
Ký kết thỏa thuận kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
tại Hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo” diễn ra sáng 18/11/2023

Trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mà Bộ Công Thương vừa ban hành kịp thời trong thời gian qua.

Một là, hướng dẫn các địa phương triển khai tổ chức những hoạt động gắn giữa văn hóa, du lịch với thương mại như các lễ hội, hội chợ để vừa tôn vinh văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vừa phát triển và bán được sản phẩm hàng hóa của bà con.

Hai là, nhóm giải pháp thông qua lồng ghép các Chương trình và Đề án kể trên cùng với việc truyền thông trong triển khai các giải pháp này.

Ba là, thông qua các Đề án, Chương trình Bộ Công Thương xây dựng những mô hình thí điểm phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng, miền, đặc biệt là mô hình thí điểm về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bốn là, đào tạo được nguồn nhân lực về quản lý nhà nước, về kinh doanh cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi, và cả các doanh nghiệp hoạt động tại vùng đồng bào miền núi để hỗ trợ cho việc tiêu thụ hàng hóa một cách thuận lợi hơn.

Năm là, đẩy mạnh các Chương trình, Đề án đã có những tác động tích cực cho tiêu thụ sản phẩm đồng bào khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đặc biệt là những nhóm giải pháp như tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tới cộng đồng người tiêu dùng trong nước và quảng bá qua kênh thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài.

 

Bài: Nguyễn Văn
Trình bày: My Nguyễn

 


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí