4 đối tượng thí điểm hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

Phương thức hỗ trợ đầu tư được áp dụng là cấn trừ vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp hoặc được chi trả trực tiếp bằng tiền trích từ ngân sách nhà nước.
cong nghe cao
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 4 đối tượng thí điểm hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.

Dự thảo Nghị quyết này quy định việc áp dụng thí điểm các hình thức hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô vốn đầu tư lớn hoặc doanh thu cao, doanh nghiệp đầu tư dự án có quy mô vốn lớn hoặc doanh thu cao sản xuất sản phẩm công nghệ cao và doanh nghiệp đầu tư dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển.

4 đối tượng áp dụng

Theo dự thảo, đối tượng áp dụng gồm:  

1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư có quy mô vốn trên 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

2. Doanh nghiệp công nghệ cao có dự án đầu tư có quy mô vốn trên 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm.

3. Doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô vốn trên 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm.

4. Doanh nghiệp đầu tư dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển có quy mô vốn trên 3.000 tỷ đồng.

Hình thức hỗ trợ đầu tư

Dự thảo nêu rõ các hình thức hỗ trợ đầu tư gồm: Hỗ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định và hệ thống công trình hạ tầng xã hội; Hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Phương thức hỗ trợ đầu tư: Được cấn trừ vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp hoặc được chi trả trực tiếp bằng tiền trích từ ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư quy định. Chính phủ quy định chi tiết mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định nêu trên.

Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện Nghị quyết này; tổng kết thực hiện Nghị quyết, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2028. Rà soát, tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa đổi bổ sung pháp luật có liên quan để thực hiện đồng bộ, thống nhất với các quy định tại Nghị quyết này.

Điều khoản thi hành

Theo dự thảo, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành trong thời gian 05 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. Trong thời gian thực hiện thí điểm, trường hợp Luật Đầu tư, Luật Ngân sách Nhà nước và các pháp luật liên quan khác được sửa đổi ban hành thay thế cho quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định đó.

Trong trường hợp có các điều khoản khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này và các luật hoặc nghị quyết khác của Quốc hội, các điều khoản của Nghị quyết này sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau ngày hiệu lực của Nghị quyết này có quy định các cơ chế và chính sách thuận lợi hơn so với Nghị quyết này thì việc áp dụng sẽ do Chính phủ quyết định.

Mục tiêu xây dựng cơ chế chính sách

Về mục tiêu tổng thể

- Phù hợp với Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.

- Đảm bảo lợi ích hải hòa giữa nhà đầu tư và nhà nước trên cơ sở: (i) phù hợp với các quy tắc của OECD; (ii) không vi phạm các cam kết quốc tế; và (ii) phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Về mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo sức cạnh tranh và hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam;

nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;

- Tác động tối thiểu đến ngân sách nhà nước;

- Ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hài hoà cho các đối tượng áp dụng, bao gồm doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, nhà đầu tư mới (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài);

- Phù hợp với quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu thuộc Trụ cột 2 và hướng dẫn của OECD; không vi phạm các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Đảm bảo tính khả thi, dễ thực hiện.

Khánh Vy