Bài học phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương

THS. HÀ THỊ THU THỦY (Khoa Du lịch khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)

TÓM TẮT:

Du lịch cộng đồng đang được đặt ra trong Chiến lược phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương, đặc biệt cho cộng đồng các vùng nông thôn. Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng là quan điểm phát triển đúng đắn và ngày càng được xã hội quan tâm và khuyến khích. Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng cũng đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Vì thế, việc hiểu về du lịch cộng đồng, có giải pháp phát triển du lịch cộng đồng đúng đắn là hết sức quan trọng.

Từ khóa: phát triển du lịch cộng đồng, địa phương, du khách.

1. Bài học phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

Trên thế giới, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang là xu hướng được ưa chuộng. Theo kết quả khảo sát về xu hướng nhu cầu của khách du lịch được thực hiện gần đây bởi tổ chức AC Nielsen (do Tổ chức Phát triển Hà Lan ủy thác) cho thấy: 65% số du khách muốn trải nghiệm văn hóa và di sản của địa phương; 54% số du khách muốn trải nghiệm thiên nhiên, nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe; 84% số du khách muốn tham quan danh lam thắng cảnh địa phương; 48% số du khách sẵn sàng chi trả nhiều hơn để trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương... Kết quả nghiên cứu này đã phần nào lý giải cho sự chuyển dịch trong cơ cấu phát triển ngành du lịch các năm qua, trong đó có sự “lên ngôi” của loại hình DLCĐ. Chính vì thế, tại nhiều quốc gia, du lịch cộng đồng được quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển để mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế.

Ở Mỹ, dân cư da đỏ bang Massachusets làm DLCĐ khá thành công. Tại đây, cộng đồng dân cư được tham gia các hoạt động trình diễn văn hóa bản địa, kinh doanh lưu trú (homestay) và cung cấp các dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch, vận chuyển khách... Người dân ở đây vẫn sống trong những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, nhưng duy trì ngôi làng được xây dựng theo mô hình truyền thống. Khi có đoàn khách đến tham quan, họ được báo trước 24 giờ, người da đỏ sẽ tái hiện giai đoạn lịch sử thực dân Anh tấn công. Du khách được chiêm ngưỡng cảnh chiến đấu như thật, chia sẻ những cảm xúc của họ, thưởng thức các bữa ăn, tham gia vào các buổi tế lễ như những thành viên của cộng đồng. Mặc dù chi phí cho những dịch vụ giải trí này thường khá cao, nhưng vẫn hấp dẫn du khách. Doanh thu để lại cho cộng đồng chiếm trên 50%.

Ở vùng nông thôn Wallonie của Vương quốc Bỉ có phong cảnh đẹp, thanhbình. Người dân còn giữ được nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nét văn hóa truyền thốngđược bảo tồn nên có tiềm năng phát triển DLCĐ. Cơ quan quản lý du lịchđịa phương đã ban hành các chính sách phát triển du lịch như: các điều kiện chấtlượng của cơ sở lưu trú, ăn uống, cấp biển hiệu nhà nghỉ, điều kiện gia nhập hiệphội kinh doanh lưu trú, hỗ trợ vốn, đóng góp lệ phí, đào tạo nhân lực. Để đượccấp biển hiệu DLCĐ, chủ nhà phải được cấp giấy chứng nhận thành viên và phảicam kết đảm bảo chất lượng quy định; phải phục vụ bữa ăn sáng và bữa ăn chínhkhi khách có yêu cầu; phải luôn tạo cho khách một kỳ nghỉ thoải mái qua vănhóa ứng xử lịch sự, hiếu khách và cung cấp các dịch vụ có chất lượng; đồngthời, phải giới thiệu thông tin về các sự kiện văn hóa của địa phương để kháchcó thể tham gia. Mỗi chủ nhà chỉ sử dụng tối đa 5 buồng và để tránh trường hợpthừa khách, chủ nhà có thể thuê các nhà nghỉ khác trong Hiệp hội hoặc thôngqua Trung tâm thông tin Du lịch. Giá cả dịch vụ phải niêm yết rõ ràng.

Ở Nepal, khu bảo tồn thiên nhiên Annapurna rộng 7.629 km2, nằm ở vùng núi Himalaya, dân cư chỉ có hơn 125.000 người bao gồm các dân tộc thiểu số Gurung, Thakali, Manangba... Năm 1986, Dự án khu bảo tồn Annapurna được thành lập với mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên. Dự án đã xây dựng các khu vườn ươm cây giống để cung cấp cho cộng đồng và các chương trình trồng rừng của tư nhân, xây dựng kho chứa nhiên liệu dầu, gas để thay thế củi, khuyến khích cộng đồng xây dựng trạm thủy điện nhỏ. Dự án đã trao quyền cho cộng đồng địa phương trong các dịch vụ như kinh doanh lưu trú (homestay), hướng dẫn đi bộ tham quan rừng (trekking), dịch vụ ăn uống, giặt đồ, tổ chức các quán trà (tea house). Lợi nhuận du lịch sử dụng 15% cho bảo tồn thiên nhiên, 35% cho chữa cháy và bảo trì các thiết bị du lịch, 50% cho hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Ở Thái Lan, bản Huay Hee thuộc miền núi phía Bắc Thái Lan. Dân cư địaphương chủ yếu là người Karen với 26 hộ, 127 người. Họ sống chủ yếu bằngnghề canh tác nương rẫy và khai thác rừng, tự cung tự cấp, mức sống thấp. Sựphong phú về tài nguyên ở đây đã thu hút nhiều du khách đến tham quan. Lượngkhách đông đã phá vỡ sự yên tĩnh của rừng nguyên sinh, phát sinh nhiều tệ nạnxã hội và tác động xấu đến đời sống văn hóa truyền thống. Để phục vụ choDLCĐ, một Ban quản lý đã được thành lập gồm có 1 trưởng ban và 5 ủy viên(dịch vụ, an ninh, tài chính, đào tạo, thư ký & quảng bá du lịch).Các thành viên tham gia DLCĐ tự điều chỉnh theo phương pháp luân phiênđể bảo đảm đoàn kết và sự công bằng. Nguyên tắc chia sẻ lợi ích: người cungcấp dịch vụ được hưởng 80%; Ban quản lý du lịch hưởng 15%; còn 5% đónggóp vào quỹ phát triển cộng đồng. Kết quả là khách du lịch và thu nhập của cáchộ tăng nhanh. Mức độ chi tiêu trung bình 15 - 25 USD/khách (nếu tính cả chiphí vận chuyển từ Bangkok đến thì khoảng 40 - 60 USD/khách); thời gian lưutrú khoảng 3 - 4 ngày.

Trong những năm gần đây, Campuchia và Lào cũng đẩy mạnh phát triển DLCĐ và đạt nhiều kết quả tích cực. Ở Campuchia, mô hình DLCĐ tại tỉnh Chi Phat được thành lập năm 2007 với sự hỗ trợ của Liên minh Cứu hộ động vật hoang dã, đã góp phần chuyển đổi sinh kế thông qua hoạt động du lịch, giảm bớt nguy cơ phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Các nguồn thu cho mô hình DLCĐ của Chi Phat từ các tổ chức phi chính phủ và từ khách du lịch. 20% tổng số đó được đóng góp cho quỹ phát triển DLCĐ, trong đó: tiết kiệm 14%; chi phí cho vận hành dự án, duy trì sản phẩm, hoạt động và thu gom rác thải 25%; phát triển cộng đồng, đường xá, trường học, chùa, cầu và các công trình công cộng 2%; hỗ trợ kiểm lâm 5%; marketing 7%; hỗ trợ người già và hoạt động từ thiện 1%; hỗ trợ Ban quản lý DLCĐ 45%; hỗ trợ quỹ tham gia phát triển
du lịch sinh thái 1%.

Ở Lào, có 11 tỉnh trong cả nước triển khai các mô hình DLCĐ với những sản phẩm chính như: đi bộ đường mòn (trekking); homestay; tham quan bằng tàu; cưỡi voi, quan sát các loài chim; bán sản phẩm thủ công; cắm trại; biểu diễn văn hóa. Điển hình về DLCĐ tại Lào là Công viên bảo tồn động vật hoang dã Nam Nern (Nam Nern Night Safari) nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn Nam
Et-Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Chương trình DLCĐ này do Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã phối hợp xây dựng với 14 bản của tỉnh Huaphan. Có 5 nhóm công tác tham gia cung cấp dịch vụ, mỗi nhóm khoảng 5 - 10 người, gồm nhóm hướng dẫn viên, tàu tham quan, nấu ăn, cắm trại và sản xuất thủ công. Cơ chế tài chính được áp dụng là, thu nhập được chia đều cho 14 bản và quỹ đóng góp trực tiếp cho bảo vệ rừng, bảo tồn và các chương trình phát triển kinh tế dựa trên hoạt động du lịch của các
bản.

2. Bài học phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Tại Việt Nam những năm gần đây, sự phát triển DLCĐ có chiều hướng “tăng trưởng nóng”. Nhiều địa phương đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và dựa trên thế mạnh sẵn có về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa đã tập trung phát triển DLCĐ với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn. Tiêu biểu có thể kể đến tỉnh Lào Cai với các địa điểm du lịch cộng đồng như bản Cát Cát, bản Dền, bản Hồ ở Sa Pa; tỉnh Sơn La với cao nguyên Mộc Châu; tỉnh Hòa Bình với bản Lát; tỉnh QuảngNam với Hội An...

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu trên thực tế cũng xuất hiện tình trạng một số địa phương người dân làm du lịch với tâm lý “mạnh ai nấy làm”, hoặc theo kiểu phong trào, kinh doanh ngắn hạn, không được hoạch định có bài bản khiến việc phát triển DLCĐ nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế. Một số nơi xảy ra tình trạng đua nhau xây dựng các homestay phục vụ khách du lịch nhập hàng hóa từ nơi khác về bán để có lợi nhuận cao hơn. Điều này vừa không đáp ứng được những mong muốn của du khách thậm chí còn phản tác dụng, ảnh hưởng lâu dài nếu cứ tiếp tục lối kinh doanh thiếu bản sắc, chắp vá như vậy.

Ở một số nơi, do thiếu sự tổ chức, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kỹ năng dẫn đến tình trạng “nhà nhà làm du lịch” tạo nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thu hút khách bằng mọi giá... Thậm chí, vì lợi nhuận trước mắt, người dân đã bỏ nghề truyền thống, vốn là nét đặc sắc riêng của cộng đồng bản địa, để chạy theo du lịch, khiến cho sự đa dạng về cơ cấu ngành nghề đã bị thu hẹp, đơn điệu, mai một, dẫn đến mất khả năng thu hút khách du lịch.

Vì vậy, để DLCĐ phát triển bền vững, chính quyền địa phương cần có định hướng, kế hoạch phát triển bài bản, khoa học và thiết thực, tạo cơ chế chính sách phù hợp, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển DLCĐ qua việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng, chủ động đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm, tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị. Đồng thời cũng cần huy động được sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể trên địa bàn như y tế, đoàn thanh niên, lực lượng an ninh,... cùng tham gia hỗ trợ người dân để hoạt động du lịch thật sự phát huy hiệu quả.

3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ tại địa phương

Từ thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi rút ra những bài học cho việc phát triển DLCĐ tại các địa phương như sau:

  • Để phát triển DLCĐ có hiệu quả, cần hướng tới tư duy sáng tạo, không chỉ theo kiểu làng có gì thì làm nấy, hoặc mô hình này đang thịnh hành thì chỉ cần làm theo sẽ sinh lời. Tư duy sáng tạo sẽgiúp đưa ra ý tưởng mới phù hợp với thực tế tại địa phương.
  • Muốn phát triển DLCĐ, phải làm cho du khách có cảm giác như "về nhà".Ở đó, du khách có người trò chuyện cùng, có chỗ nghỉ ngơi thoải mái như tronggia đình.
  • Phát triển DLCĐ phải đảm bảo các yếu tố kinh tế và phi kinh tế, đó làgiúp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cộng đồng; tăng niềm tự hào vàgắn kết trong cộng đồng; thúc đẩy bình đẳng giới và giữ chân người trẻ ở cộngđồng.
  • Muốn phát triển DLCĐ bền vững phải đảm bảo có sự chia sẻ lợi íchđối với các thành viên trong cộng đồng, kể cả trực tiếp, gián tiếp và cả nhữngngười không tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch. Một mô hình thành công về chia sẻ lợi ích là DLCĐ tại Đà Bắc (Hòa Bình).Tại đây có 4 điểm làm du lịch với 36 tổ nhóm, 184 thành viên của 142 hộ thamgia vào hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Các hộ dân khác khôngtham gia thì được hưởng lợi gián tiếp qua việc môi trường cũng được bảo vệ tốthơn, hưởng lợi từ quỹ du lịch cộng đồng của xóm và từ các đoàn thiện nguyện.
  • Trong DLCĐ, phải tính toán đảm bảo duy trì tính nguyên bản của điểmđến, g giúp du kháchcảm nhận được đầy đủ các giá trị văn hóa nơi đó.
  • Khi hỗ trợ cho DLCĐ, các đơn vị, tổ chức cần tính toán cả về đầu ra củasản phẩm, cùng phương án tự vận hành sau khi đề án/dự án kết thúc.
  • Trong DLCĐ, cần phát huy những kỹ năng, cá tính của các cá nhân, đặcbiệt là người bản địa, từ đó định hướng họ đóng vai trò là nhân lực trụ cột trongphát triển du lịch của cộng đồng đó. Trong DLCĐ, vai trò tư vấn của các chuyên gia du lịch vào các dự án pháttriển DLCĐ là vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều nơi phát triển DLCĐchưa chuẩn, dẫn đến sự phá hủy hoặc biến dạng bản sắc văn hóa, môi trường.Chính vì vậy, rất cần có sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia cho DLCĐ địaphương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.
  2. Tỉnh Hòa Bình (2016), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.
  3. Tổng cục Du lịch (2020), Bộ công cụ về du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam, thuộc Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ.
  4. Nguyễn Thị Lan Hương (2016), Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương tại Việt Nam, http://www.itdr.org.vn/vi/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-trong-nuoc/1216-xay-dung-mo-hinhdu-lich-cong-dong-trong-phat-trien-cua-dia-phuong-va-kinh-nghiem-phat-trien-du-lichcong-dong-o-mot-so-dia-phuong.html

Lessons learnt for the development of community-based tourism in localities

Master. Ha Thi Thu Thuy

Faculty of Tourism and Hotel, University of Economics - Technology for Industries

Abstract:

Many countries in the world have paid attention to the development of community-based tourism in their tourism development strategies in order to bring benefits to local communities, especially communities in remote areas. The development of community-based tourism is an approriate development orientation and it has gained increasing social support. In Vietnam, community-based tourism has brought many socio-economic benefits to local communities. Therefore, it is important to understand about community-based tourism and have solutions to develop this tourism type.

Keywords: community-based tourism development, locality, tourist.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 10 tháng 4 năm 2023]

Tạp chí Công Thương