Bước tiến khoa học của ngành Công nghiệp Hàng Không Việt Nam

Vào ngày 14.04/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã họp với đại diện lãnh đạo các Bộ về đề nghị của Hội Cơ học Việt Nam cho chế tạo thử máy bay loại nhỏ hai chỗ ngồi có sự

Máy bay VAM I (Vietnam airplan Mechanic), có kích thước chiều dài 6,3m, chiều cao 2m, chiều dài của cánh 9,8m, trọng lượng 470 kg, vận tốc bay cực đại 136 km/h, đường băng cất cánh 70m. VAM I được thiết kế dựa theo mẫu của máy bay Beaver 505, sử dụng phần mềm AD S2003 để thiết kế tính toán ổn định dao động và độ bền. Thân máy bay được thiết kế bằng khung nhôm, loại nhôm 2104- T6 & 60061-T6, sử dụng mặt cắt cánh CLARKY, động cơ ROTAX 582 UL DCD 140 làm lạnh bằng ch t lỏng, cánh quạt dài 1,73m làm bằng gỗ.

   Trao đổi với chúng tôi, TSKH. Nguyễn Xuân Hùng- Trưởng Ban điều hành Dự án chế tạo máy bay nhỏ cho biết, “Quyết định và mục tiêu của Chính phủ về việc chế tạo loại máy bay này là muốn tạo ra một sản phẩm khoa học và công nghệ mới cho nước nhà. Hiện nay,  trong các sản phẩm ôtô, xe máy, tàu thủy đều đã được sản xuất và liên doanh với nước ngoài, riêng máy bay chỉ nhập! Việc chế tạo máy bay VAM I có thể nằm trong tầm tay của khoa học và công nghệ Việt Nam, vì máy bay nhỏ có đặc thù riêng, đơn giản, công nghệ chế tạo không phức tạp mà chủ yếu là khâu thiết kế và tính toán là quan trọng.”

   Hiện nay, máy bay nhỏ VAM I đã được chế tạo hoàn tất, nhưng chỉ mới là mẫu thử nghiệm chứ chưa có quyết định sản xuất hàng loạt. Trong “tương lai” ông Hùng tiết lộ “có thể sẽ chế tạo, vì nó tiện lợi cho nhu cầu của cá nhân và cũng có thể sản xuất hàng loạt để phục vụ nhu cầu sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và cứu hộ”.

Công việc chuẩn bị bay thử nghiệm đối với chiếc máy bay nhỏ đầu tiên do Hội Cơ học Việt Nam chế tạo đã hoàn tất. Hiện chỉ còn chờ Bộ KH& CN chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan tổ chức và tạo điều kiện để chuyến bay được tiến hành.

Việc chế tạo thành công máy bay VAM I là tin vui cho ngành khoa học chế tạo Việt Nam và các ngành sản xuất khác. Hy vọng rằng, với loại máy bay này sẽ phục vụ đắc lực cho ngành sản xuất nông nghiệp trong việc gieo sạ, bón phân... là phương tiện cứu hộ kịp thời ở các vùng thiên tai lũ lụt và nhất là trong việc kiểm tra, giám sát các cánh rừng từ trên cao để đảm bảo an toàn trong việc phòng chống cháy rừng. Ngoài ra, nó cũng là một phương tiện du lịch mới lạ, hấp dẫn cho những du khách muốn có được cảm giác thú vị. “Trong tương lai, sẽ chế tạo tiếp theo sản phẩm mới, nếu chuyến bay được thử nghiệm hoàn chỉnh”,ông Hùng nói.

  • Tags: