Đôi nét về đất nước Estonia.

Là đất nước nhỏ bé ở vùng biển Baltic thuộc khu vực Đông Âu, với số dân chỉ khoảng 1,3 triệu người nhưng kinh tế thuộc hàng phát triển nhất tại khu vực. Thủ đô Tallinn của Estonia được ví như “trung t

Các đối tác thương mại chính của Estonia là các nước Bắc Âu như Thụy Điển và Phần Lan, bên cạnh đó, Estonia hiện nay cũng quan tâm và đang mở rộng đối tác đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Về mặt địa lý, Estonia là một trong 3 nước vùng Baltic cùng với Latvia và Litva, thuộc khu vực Đông Âu. Nhưng theo phân loại của Liên hiệp quốc thì Estonia lại thuộc khu vực Bắc Âu.

Do có những mối quan hệ về lịch sử và văn hóa, người Estonia có mối liên hệ về mặt dân tộc gần gũi với các nước Bắc Âu như Thụy Điển và Phần Lan hơn là với các nước cùng nằm trong khu vực Baltic với mình là Lativa và Litva. Hiện nay quan hệ kinh tế giữa Estonia với các nước Bắc Âu ngày càng được đẩy mạnh với hơn ¾ đầu tư nước ngoài vào Estonia là đến từ các nước Bắc Âu. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Estonia và Nga lại khá lạnh nhạt, nhiều lúc lên đến căng thẳng, chủ yếu xoay quanh vấn đề lãnh thổ.

Đất nước nhỏ bé nhưng thu nhập GDP đầu người của Estonia thuộc hàng cao tại khu vực ở mức 18.500 USD. Các ngành dịch vụ đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế Estonia chiếm 71% GDP, (chủ yếu là các dịch vụ phát triển cao dựa trên công nghệ internet, tài chính, ngân hàng), công nghiệp chiếm 26,3% GDP và nông nghiệp chỉ chiếm 2,7%.

Công nghệ thông tin (CNTT) từ lâu đã trở thành lực đẩy cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá tình hiện đại hóa của đất nước này, đặc biệt là thủ đô Tallinn. Nó biến thành phố này thành một thỏi nam châm khổng lồ với những chuyên gia trẻ tuổi ở tất cả các nước châu Âu. Các lập trình viên được đào tạo tại đây luôn nằm trong danh sách được săn đón nhất trên thế giới.

Thủ đô Tallinn luôn được nhận các danh hiệu như: “Hồng Koong của khu vực Baltic”, “Một trong bẩy thành phố thông minh nhất trên thế giới”, “Thành phố phát triển nhanh nhất của châu ÂU mới”.

Estonia là nước đầu tiên trên thế giới bầu cử chính quyền địa phương qua internet vào năm 2005 và bầu cử Quốc hội qua internet vào năm 2007. Tuy nhiên người dân Estonia vẫn có thể bầu cử theo cách truyền thống nếu họ muốn.

Quan hệ Việt Nam – Estonia 

Estonia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 20/2/1992. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước luôn duy trì tình hữu nghị nhưng quan hệ về thương mại chưa xứng với khả năng của hai nước. Vì vậy, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Estonia là việc rất cần thiết trong thời gian tới.

Vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Estonia, ông Klyde Kull đã thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 14-15/10/2010. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Quốc Cường đã tiếp đoàn và bày tỏ cảm ơn Estonia đã ủng hộ Việt Nam trong đàm phán về Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) với EU. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường đề nghị Estonia tiếp tục phối hợp, ủng hộ Việt Nam trong hợp tác với EU và EC. Về phần mình, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối hỗ trợ Estonia mở rộng và tăng cường quan hệ với các nước ASEAN.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn, ngày 14/10/2010, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh đã tiếp đoàn doanh nghiệp Estonia do ông Andres Unga, Đại sứ Cộng hòa Estonia tại Việt nam dẫn đầu. Mục đích chuyến sang Estonia nhằm thiết lập mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty về giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu và và các cơ quan, tổ chức, hiệp hội có liên quan.

Cung cấp thông tin cho phía đoàn Estonia, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh cho biết, Việt Nam có rất nhiều mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới như hạt tiêu đen, hạt điều (đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu); gạo và cà phê (đứng thứ hai thế giới); xuất khẩu cao su thiên nhiên (thứ tư thế giới); hàng dệt may (đứng thứ 10 thế giới)…

Việt Nam hiện cũng là quốc gia có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, dồi dào; vì vậy những sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ gỗ…, luôn là lợi thế của Việt Nam.

Theo Đại sứ Estonia, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và EU thời gian qua là cao nhưng sẽ còn cao hơn nữa nếu Việt Nam coi Estonia như là cửa ngõ để xuất khẩu hàng Việt Nam vào châu Âu.

“Chính vì vậy, cùng với những lợi thế trên của Việt Nam thì đây chính là thời điểm cho hai nước đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó tìm ra phương hướng phù hợp khai thác tốt tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại sẵn có của hai bên. Đại sứ Andres Unga nhấn mạnh

Cụ thể, theo Đại sứ, hai bên cần xúc tiến thành lập Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước; đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp; sớm xây dựng hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho sự hợp tác kinh tế và tăng cường sự phối hợp giữa hai nước trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 11,4 triệu USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 8,9 triệu USD và nhập khẩu 2,5 triệu USD.

Về lĩnh vực mà đoàn doanh nghiệp Estonia lần này quan tâm, theo ý kiến Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh, đây chính là lĩnh vực hợp tác trọng tâm mà hai nước cần khai thác bởi Estonia là quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mà Việt Nam lại là quốc gia có lãnh thổ kéo dài khoảng 3.000km có thể xây dựng các cảng biển nước sâu phục vụ cho xuất khẩu. Hiện tại Việt Nam đang có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (trong đó có 25-30 công ty xuyên quốc gia) với khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2010 dự kiến là 280 triệu tấn, năm 2015 là 500 – 600 triệu tấn, năm 2020 là 900 – 1500 triệu tấn và năm 2030 là 1600 – 2000 triệu tấn. Bên cạnh đó, Chính phủ, Nhà nước Việt Nam lại luôn quan tâm tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Khi đầu tư vào Việt Nam các doanh nghiệp nước ngoài nói chung cũng như các doanh nghiệp Estonia nói riêng sẽ được áp dụng những chính sách kinh tế như các doanh nghiệp trong nước và các chính sách này luôn phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sẽ luôn được tạo những điều kiện tốt nhất.

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh đã đề nghị Estonia ủng hộ Việt Nam trong quan hệ Việt Nam – EU, trước mắt là không gia hạn thuế chống bán phá giá giầy mũ da; tiếp tục trao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cho Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Estonia có thể trở thành kênh phân phối và chuyển tải hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Bắc Âu, các nước CIS và thị trường Nga. Với khả năng hiện có, cùng sự quan tâm của chính phủ hai nước trong việc đẩy mạnh quan hệ ngoại giao – kinh tế trong thời gian tới, chắc chắn hai bên sẽ thu được những kết quả khởi sắc.

  • Tags: