Thực trạng quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Thành Công

Đề tài Thực trạng quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Thành Công do Vũ Trọng Nghĩa1 - PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi2 (1Học viên cao học Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - 2Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện.

TÓM TẮT:

Căn cứ vào thực trạng quản lý nhân lực giai đoạn 2020- 2022 và thực tế nhân lực và công tác quản lý nhân lực của Ngân hàng Vietcombank - Vietcombank chi nhánh Thành Công bằng phương pháp khảo sát, thống kê, chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp cán bộ nhân viên Vietcombank chi nhánh Thành Công, nghiên cứu đã phân tích thực trạng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nhân lực và công tác quản lý nhân lực. Qua đó giải quyết được các vấn đề đặt ra bằng việc đưa ra các giải pháp quan trọng sát với điều kiện thực tế của Vietcombank chi nhánh Thành Công trong quản lý nhân lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của ngân hàng.

Từ khóa: quản lý nhân lực, thực trạng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thành Công.

1. Đặt vấn đề

Ngân hàng thương mại nói chung ở Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh phức tạp và đầy biến động. Nghiên cứu về quản lý nhân lực giúp ngân hàng thích nghi với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Điều này bao gồm phân tích và đánh giá nhân lực hiện có, dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai và xác định các chiến lược nhân sự phù hợp để đối phó với biến đổi môi trường. Nghiên cứu này cũng gợi mở cho các ngân hàng trong việc thu hút và giữ chân nhân viên tài năng bằng cách cung cấp chính sách và chế độ phúc lợi hấp dẫn, cơ hội phát triển và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến ngành Ngân hàng, nghiên cứu góp phần giúp nhân viên đối mặt với các thay đổi công nghệ, học hỏi và thích nghi với những công nghệ mới để giữ vững sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Thành Công

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Thành Công được thành lập ngày 21/12/2001. Đến ngày 5/6/2008, theo tiến trình cổ phần hóa của toàn hệ thống Vietcombank, Vietcombank chi nhánh Thành Công được chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Thành Công. Địa chỉ Trụ sở Vietcombank chi nhánh Thành Công hiện nay tại: số 1 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày 8/12/2006, Vietcombank chi nhánh Thành Công chuyển đổi mô hình hoạt động thành Vietcombank chi nhánh Thành Công cấp I theo Quyết định số 914/QĐ-NHNT-TCCB&ĐT của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Ra đời trong thời kỳ nền kinh tế trong nước có nhiều biến động, Vietcombank Thành Công nhanh chóng hội nhập và phát triển, mở rộng. Với nhân sự ít ỏi ban đầu gồm 31 cán bộ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phải đi thuê trụ sở, đến ngày 31/12/2022, Vietcombank chi nhánh Thành Công đã có một đội ngũ đông đảo gồm 262 cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản, năng động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết cùng mạng lưới hoạt động gồm 7 phòng giao dịch và trụ sở chính đặt tại số 1 Thái Hà. Cơ sở vật chất khang trang hiện đại. Đến cuối năm 2022, tổng quy mô huy động vốn và tín dụng đạt 49 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 14 lần so với thời kỳ mới đi vào hoạt động độc lập.

3. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Thành Công

3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch nhân lực tại Vietcombank chi nhánh Thành Công

Trong những năm gần đây, tình hình nhân sự tại Vietcombank chi nhánh Thành Công có những biến đổi liên tục. Số lượng hồ sơ đăng ký ứng tuyển là khá lớn, thường gấp hơn 3 lần so với nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, do quy trình tuyển dụng của ngân hàng khá chặt chẽ, có sự sàng lọc kỹ nên số lượng người tuyển được thường thấp hơn rất nhiều so với số lượng hồ sơ nộp, thậm chí là thấp hơn cả chỉ tiêu tuyển dụng. (Bảng 1)

Bảng 1. Số liệu tuyển dụng của Vietcombank chi nhánh Thành Công

giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

 
 

Nhu cầu

20

12

7

 

Số lượng tuyển

18

11

5

 

Tổng số hồ sơ

53

37

45

 

Theo kinh nghiệm

Có kinh nghiệm

41

30

39

 

Chưa có/ít có kinh nghiệm

12

7

6

 

Theo trình độ

Đại học và trên Đại học

50

36

40

 

Dưới đại học

3

1

5

 

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

Do tập trung nhiều vào công tác tuyển dụng, nên nhìn chung, đa số cán bộ, nhân viên của Vietcombank chi nhánh Thành Công được đánh giá khá tốt về các tiêu chí cũng như phương pháp tuyển dụng của Vietcombank chi nhánh Thành Công. Qua khảo sát cho thấy gần 70% cho biết các tiêu chí tuyển dụng đã phù hợp, 62% cho biết phương pháp tuyển dụng và tiêu chí đánh giá là hợp lý. (Bảng 2)

Bảng 2. Bảng khảo sát về công tác tuyển dụng tại Vietcombank

chi nhánh Thành Công

Câu hỏi

Tỷ lệ đánh giá theo mức độ (%)

1

2

3

4

5

Các tiêu chí tuyển dụng đã phù hợp với từng vị trí

13

17

20

36

14

Công tác quảng bá, tuyên truyền có hiệu quả

18

14

46

18

4

Phương pháp tuyển dụng và tiêu chí đánh giá hợp lý

23

15

32

20

10

(1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không đồng ý và không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực tại Vietcombank chi nhánh Thành Công

Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ, Vietcombank chi nhánh Thành Công bố trí nhân lực có đủ điều kiện đảm nhận các vị trí ở từng đơn vị, từng bộ phận, từng khâu được vận hành thông suốt và trôi chảy. Việc sắp xếp, bố trí nhân lực được quan tâm, chú ý bồi dưỡng nhân viên trẻ; nhân viên nữ; nhân viên được đào tạo có hệ thống và có trình độ khá, giỏi; nhân viên tài năng. Chú ý đến các lứa tuổi đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý điều hành các cấp nói chung cũng như đội ngũ nhân viên nghiệp vụ nói riêng. Kết hợp với sàng lọc, thay thế nhân viên yếu kém, lười biếng, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm phẩm chất đạo đức.

Bảng 3. Bảng khảo sát nhận xét về công tác bố trí nhân lực

 

Câu hỏi

Tỷ lệ đánh giá theo các mức độ (%)

1

2

3

4

5

Sự phân công, bố trí công việc là hợp lý

10

15

28

22

25

Cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân

10

15

36

20

19

Được kích thích sáng tạo trong công việc

15

15

38

11

21

Công việc có tính thách thức, tạo được đam mê         trong công việc

10

15

39

19

17

(1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không đồng ý và không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Theo kết quả khảo sát được mô tả tại Bảng 3 cho thấy có 75% cho rằng sự bố trí công việc là hợp lý, tỷ lệ này là khá cao, cho thấy việc nhân viên tại Vietcombank chi nhánh Thành Công đánh giá sự sắp xếp tại các vị trí ở mức độ khá tốt. Từ đó, thấy rằng tại Vietcombank chi nhánh Thành Công cũng cho phép nhân viên sử dụng năng lực cá nhân khá tốt, nhân viên tương đối đam mê với công việc. Tuy nhiên, vẫn còn đó những công việc theo khuôn mẫu và theo một quy tắc chung, công thức chung, do đó chưa kích thích được sự sáng tạo, đam mê cho nhân viên khi làm việc, như việc không có sự thuyên chuyển sẽ làm cho nhân viên làm quá lâu ở một vị trí sẽ giảm hứng thú trong công việc và có sức ì.

Nhằm đánh giá về công tác đào tạo nhân lực tại Vietcombank, chi nhánh Thành Công, tác giả đã thu thập ý kiến của 100 cán bộ, nhân viên của Vietcombank chi nhánh Thành Công. Kết quả cho thấy có đến 84 người (87%) đồng ý và rất đồng ý với việc nhân viên Vietcombank chi nhánh Thành Công đều được đào tạo nghiệp vụ, 77 người (77%) cho rằng các khóa đào tạo mà Vietcombank chi nhánh Thành Công tổ chức đều hữu ích, 79 người (79%) cho rằng sau khi được đào tạo, nhân viên có thể áp dụng vào thực tế công việc. Điều này cho thấy công tác đào tạo nhân lực tại Vietcombank chi nhánh Thành Công khá tốt, cần duy trì và phát huy để ngày càng hoàn thiện hơn. (Bảng 4)

Bảng 4. Bảng nhận xét về công tác đào tạo nhân lực tại Vietcombank

chi nhánh Thành Công

Câu hỏi

Tỷ lệ đánh giá theo mức độ (%)

1

2

3

4

5

Nhân viên đều được đào tạo nghiệp vụ đáp ứng đúng yêu cầu công việc

0

3

10

80

7

Các khóa đào tạo mà Vietcombank, chi nhánh Thành Công tổ chức đều hữu ích giúp nhân viên trau dồi kiến thức còn thiếu

0

3

20

64

13

Sau khi được đào tạo, nhân viên có thể áp dụng  vào thực tế công việc

0

2

19

57

22

(1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không đồng ý và không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát nhân lực tại Vietcombank chi nhánh Thành Công

Tính từ năm 2020 đến năm 2022, Ban TCCB đã phát hiện và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các hoạt động quản lý nhân lực trong Vietcombank một cách chuyên nghiệp hơn như chấm công, bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp, đào tạo phát triển theo nhu cầu của các bộ phận, thực hiện tốt hơn công tác đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân sự,... và hoàn thành các báo cáo theo mẫu đảm bảo cho công tác quản lý nhân sự của Vietcombank. Có thể nhận thấy, nhờ thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phát hiện và hạn chế được các sai phạm, số sai phạm phát hiện qua các năm đã giảm dần và giảm đáng kể từ năm 2020 đến năm 2022.

Bảng 4. Các đợt kiểm tra về tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch

nhân lực của 3 năm

Năm

Chỉ tiêu

Số vi phạm đã được phát hiện

Nội dung vi phạm

Quy trình tuyển dụng

Công tác thanh toán

Cử người đi đào tạo sai đối tượng

Khác

Tổng vi phạm

2020

Kiểm tra định kỳ theo quý

4

2

 

2

 

4

Kiểm tra đột xuất

1

         

2021

Kiểm tra định kỳ theo quý

4

1

1

1

 

3

Kiểm tra đột xuất

2

         

2022

Kiểm tra định kỳ theo quý

4

1

 

1

 

2

Kiểm tra đột xuất

3

         

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự

Qua số liệu ở Bảng 4, cho thấy về số đợt kiểm tra, giám sát ngoài các đợt định kỳ theo quý, hàng năm, ban lãnh đạo cũng tiến hành tự thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các hoạt động quản lý nhân lực. Có thể thấy, công tác này đã được quan tâm hơn thông qua số đợt kiểm tra, giám sát về quản lý nhân sự tại Vietcombank chi nhánh, Thành Công tăng lên qua mỗi năm. Trong khi đó, số vụ việc có xu hướng giảm đi rõ nét, đến năm 2022 chỉ còn 2 vụ việc về hoạt động nhân sự được phát hiện và kiến nghị xử lý.

4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Vietcombank chi nhánh Thành Công

Thứ nhất, cần bổ sung thường xuyên các thông tin về nhân lực để xác định nhân lực thực tế trong từng thời kỳ. Để tiến hành dự báo nhân lực đúng và có hiệu quả cần phải có số liệu về tình hình sử dụng nhân lực về mặt số lượng và chất lượng, từ đó có một cái nhìn hệ thống về nhân lực, đồng thời xác định được điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn và thuận lợi của hoạt động quản lý nhân lực tại ngân hàng.

Thứ hai, nguồn tuyển dụng nhân lực phải được đa đạng hóa. Ngoài nguồn tuyển dụng bên trong bao gồm các nhân lực thuyên chuyển vị trí trong nội bộ, nhân viên có kinh nghiệm công tác lâu năm hoặc nguồn bên ngoài thông qua thi tuyển tự do thì Vietcombank, chi nhánh Thành Công cần xem xét đến việc tiếp nhận sinh viên thực tập để làm việc chính thức.

Thứ ba, hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá. Vietcombank chi nhánh Thành Công cần phải nắm rõ những đặc trưng riêng biệt về đặc điểm và tính chất công việc của cán bộ quản lý và nhân viên, từ đó hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá cho phù hợp, thay đổi và bổ sung theo từng hoàn cảnh cụ thể nhưng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, rõ ràng với công việc cụ thể và mục tiêu của ngân hàng, giữa những thành phần chủ yếu trong công việc với những thành phần được nêu trong bảng đánh giá thành tích công tác và các công cụ đánh giá phải mang tính thực tế, dễ hiểu, dễ sử dụng.

5. Kết luận

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đặt ra yêu cầu các ngành kinh tế phải thích ứng một cách linh hoạt và chủ động để cạnh tranh và phát triển. Việc nghiên cứu hoàn thiện quản lý nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, chi nhánh Thành Công là vấn đề mang tính cấp thiết trong bối cảnh định hướng phát triển tại Vietcombank. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý nhân lực tại Vietcombank, chi nhánh Thành Công, nghiên cứu đã xác định và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến những vấn đề chung trong phát triển nhân lực và những đặc thù của ngân hàng đặt ra. Qua nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát, thống kê, chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp cán bộ nhân viên Vietcombank chi nhánh Thành Công, bài viết đã phân tích thực trạng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nhân lực, về công tác quản lý nhân lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Vietcombank chi nhánh Thành Công, (2023). Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Thành Công năm 2020 -
  2. Vietcombank chi nhánh Thành Công, (2023). Báo cáo tình hình nhân sự của Vietcombank chi nhánh Thành Công năm 2020 -
  3. Lê Anh Tuấn, (2020). Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Thành Công, Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
  4. Lê Thị Thúy Linh, (2017). Quản lý công chức tại Ngân hàng Nhà nước Vietcombank chi nhánh Thành Công, tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
  5. Mai Văn Luông, (2019). Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

The current human resource management of the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) -Thanh Cong branch

Vu TRONG NGHIA1

Assoc. Prof.PhD. NGUYEN VIET KHOI2

1Master’s student, Faculty of Political Economy, University of Economics and Business, Vietnam National University - Hanoi

2 Faculty of International Business and Economics, University of Economics and Business, Vietnam National University - Hanoi

Abstract:

This study uses methods of survey, statistics, expert interviews, and direct interviews with employees of the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) - Thanh Cong branch to analyze the branch’s human resource management in the period of 2020-2022. Based on the study’s findings and the branch’s current conditions, some solutions are proposed to help the branch improve its human resource management to meet the banking industry’s requirements.

Keywords: human resource management, the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Thanh Cong branch.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 14 tháng 6 năm 2023]

Tạp chí Công Thương