Tổng quan về thuyết ngữ nhập (Input) của Krashen

Nguyễn Thị Thúy Hòa - Văn Thị Thu Hương (Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

Tóm tắt:

Trong 5 thuyết lớn của Krashen (1970), thuyết ngữ nhập là nội dung trọng tâm của lý luận thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Thuyết thụ đắc đưa ra một vấn đề quan trọng trong học tập ngôn ngữ, đó là làm thế nào để thụ đắc ngoại ngữ. Bài viết nêu rõ một số khái niệm liên quan tới lý luận thụ đắc ngôn ngữ cũng như một số khái niệm liên quan thuyết Ngữ nhập của Krashen.

Từ khóa: thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, thuyết ngữ nhập, ngôn ngữ thứ hai, ứng dụng thuyết ngữ nhập.

 

1. Một số khái niệm liên quan tới lý luận thụ đắc ngôn ngữ

1.1. Ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai

Đây là thuật ngữ theo trình tự trước sau của thời gian. Ngôn ngữ thứ nhất (First language, L1) là ngôn ngữ từ nhỏ chúng ta thụ đắc được hay còn gọi là tiếng mẹ đẻ (mother tongue). Sau khi nắm vững ngôn ngữ thứ nhất thì có thể tiếp tục học để nắm vững ngôn ngữ thứ hai (second language, L2), thậm chí là ngôn ngữ thứ ba, thứ tư. Ngôn ngữ đích (target language) thường chỉ ngôn ngữ mà chúng ta đang học. Ngoại ngữ là một thuật ngữ hay dùng, hay còn gọi là tiếng nước ngoài (foreign language). Ngoại ngữ là từ góc độ quốc gia định nghĩa, ngôn ngữ thứ nhất hoặc ngôn ngữ thứ hai là từ góc độ cá nhân. Ví dụ tiếng Ả rập ở nước Anh là ngoại ngữ, nhưng đối với những người Anh có gốc Ả rập lại là ngôn ngữ thứ nhất. Cũng nhiều lúc ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai tương đồng, ví dụ tiếng Anh ở Việt Nam là ngoại ngữ nhưng cũng là ngôn ngữ thứ hai. Nếu như một người học nhiều loại ngoại ngữ thì có thể có ngoại ngữ thứ nhất, ngoại ngữ thứ hai.... Hiện tại đa phần chúng ta hiểu tiếng Anh được xem như ngoại ngữ thứ nhất , vì ở Việt Nam tiếng Anh được dạy phổ cập từ lớp ba.

Ngôn ngữ thứ hai có thể nắm bắt được từ nhiều môi trường khác nhau, nếu người học ở trên lớp thì môi trường lớp học cũng được gọi là “môi trường chính quy”, nếu không tham ra học trên lớp mà là trong công việc hoặc ngoài cuộc sống thì môi trường đó gọi là “môi trường tự nhiên”. Thuật ngữ khác gọi là môi trường ngoại ngữ hay môi trường ngôn ngữ thứ hai, sự phân biệt ở đây là ngôn ngữ đích có thường dùng không. Nếu ngôn ngữ đích ít dùng hoặc người học ở ngoài lớp học có ít cơ hội tiếp xúc thì chính là môi trường ngoại ngữ. Nếu ngôn ngữ đích ở trong môi trường hay được dùng, ngoài lớp học được tiếp xúc thường xuyên thì gọi là môi trường ngôn ngữ hai.

1.2. Thụ đắc ngôn ngữ

Thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất (First Language Acquisition, FLA) chính là nghiên cứu (NC) trẻ em học tiếng mẹ đẻ, còn gọi là thụ đắc tiếng mẹ đẻ. Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (Second Language Acquisition, SLA) bao gồm NC thụ đắc tất cả các ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ, đối tượng NC là người học. Cho nên, trừ phi cần thiết chúng ta thường không nói thụ đắc ngôn ngữ thứ ba, thụ đắc ngôn ngữ thứ tư.

Trong NC thụ đắc có 2 vấn đề cơ bản (Felix, 1987) đưa ra là: vấn đề logic (logical problem) và vấn đề phát triển (developmental problem). Nội dung NC vấn đề logic là vì sao có thể thụ đắc ngôn ngữ? NC về khía cạnh phát triển là thụ đắc ngôn ngữ tuân theo trình tự và các bước nhất định, làm thế nào để giải thích hiện tượng này.

1.3. Dạy học ngôn ngữ

Căn cứ vào môi trường ngôn ngữ thứ hai và môi trường ngoại ngữ, nhiều người đã chia thành dạy học ngôn ngữ thứ hai và dạy học ngoại ngữ. Ngôn ngữ thứ nhất và thứ hai phân biệt với nhau bởi thời gian của cá nhân người học; ngoại ngữ là căn cứ vào góc độ quốc gia để định nghĩa, không có thuật ngữ nào tương ứng. Dạy học ngôn ngữ thứ hai và dạy học ngoại ngữ có thể chia thành “dạy học ngôn ngữ thứ hai trong môi trường bản địa” và “dạy ngôn ngữ thứ hai trong môi trường tiếng nước ngoài”. Vì sao không thể coi luôn là dạy tiếng mẹ đẻ vì tiếng mẹ đẻ là đồng nghĩa với ngôn ngữ thứ nhất.

Trong quá trình dạy học ngôn ngữ một mặt là giáo viên, một mặt là học sinh còn ở giữa là ngôn ngữ đích cần phải học. Trong các NC dạy học ngôn ngữ, các vấn đề sau luôn thu hút sự chú ý: so sánh tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích, các biện pháp xử lý lỗi sai ngôn ngữ của người học, phương pháp dạy học ngôn ngữ. Theo sự thành lập của môn khoa học thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, nhà NC bắt đầu ý thức tới người học, quá trình học tập và người học trở thành trọng điểm NC. Trong đó, các lĩnh vực NC phải kể tới: cơ chế học tập, ngôn ngữ của người học, môi trường ngôn ngữ và thụ đắc ngôn ngữ. Như vậy có thể thấy, trọng điểm NC của dạy học thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là giáo viên và quá trình giảng dạy, trọng điểm của NC học tập thụ đắc là học tập và quá trình học tập bao gồm cả ngôn ngữ trung gian (interlanguage), đương nhiên 2 lĩnh vực NC này liên hệ mật thiết và có giao thoa lẫn nhau.

2. Một số khái niệm liên quan thuyết Ngữ nhập của Krashen

2.1. Khái quát lý luận của Krashen

Lý luận của Krashen do 5 giả thiết tạo nên, bao gồm: giả thuyết học gián tiếp và thụ đắc trực tiếp (The acquisition- Learning Hypothesis), giả thuyết mô hình giám sát (The monitor Hypothesis), Giả thiết trình tự tự nhiên (The natural Order Hypothesis), Giả thiết bộ lọc cảm xúc (The Affective Filter Hypothesis), Giả thiết đầu vào (The input Hypothesis). Trong đó, giả thuyết trình tự tự nhiên là chỉ trình tự thụ đắc theo kết cấu ngữ pháp. (Krashen S. D., Second Language Acquisition and Second Language Learning, 1981).

2.2. Các giả thiết chính của Krashen

Theo Krashen,  người trưởng thành khi học ngôn ngữ thứ hai có hai con đường độc lập nhau đó chính là học tập và thụ đắc. Đầu tiên là thụ đắc ngôn ngữ, đây là một quá trình tiềm thức hay vô ý thức, giống như quá trình đứa trẻ khi đạt được ngôn ngữ thứ nhất hay ngôn ngữ hai. Thụ đắc cần dùng ngôn ngữ đích trong môi trường giao tiếp tự nhiên tiến hành giao lưu hay tương tác có ý nghĩa. Lúc này sự chú ý của người nói tập trung vào biểu đạt hoặc tập trung vào lý giải chủ đề nói và không để tâm vào hình thức của chủ đề đó. Những hình thức dạy học hay sửa sai không liên quan gì tới thụ đắc, bởi vậy trình tự thụ đắc ngôn ngữ là cố định không thay đổi. Đối với quy tắc người học thụ đắc luôn có ý thức rõ ràng, tự mình sửa sai chỉ là cảm giác với ngữ pháp. Krashen cho rằng ngược với thụ đắc ngôn ngữ thì học tập là một quá trình có ý thức, trong quá trình học tập sửa sai và các quy tắc ngữ pháp có vị trí quan trọng, sự tập trung của người học lúc này sẽ nằm ở hình thức và quy tắc ngôn ngữ.

Quan hệ giữa học tập và thụ đắc là gì, giả thiết mô hình giám sát cho rằng trong tình huống thông thường lời nói là do hệ thống đã thụ đắc sản sinh, lời nói có lưu loát không là do chúng ta học được một cách vô thức trong giao tiếp (pick up). Việc học tập có ý thức các tri thức liên quan tới ngôn ngữ thứ hai chỉ có thể dùng vào việc giám sát và sửa chữa hệ thống đầu ra mà mình thụ đắc được, mục đích là nâng cao tính chính xác của lời nói. Sau khi lời nói sản sinh có thể giám sát. Cơ chế giám sát cần một điều kiện nhất định mới có thể phát huy tác dụng: (1) Người nói cần thời gian, (2) Tính chính xác của hình thức khi người nói chú ý vào, (3) Người nói biết quy tắc. Trong 3 điều kiện thì điều kiện cuối rất khó đạt. Bởi vậy, hệ thống giám sát ít phát huy tác dụng, theo Krashen trường hợp đáp ứng 3 điều kiện trên chính là thi ngữ pháp.

Thụ đắc ngôn ngữ cần dùng ngôn ngữ đích trong giao lưu và tương tác trong môi trường giao tiếp tự nhiên. Môi trường giao tiếp tự nhiên ở đây được hiểu rằng những ngữ nhập từ thế giới bên ngoài, bắt buộc phải có thể hiểu (Comprehensible input). Ngữ nhập này phải thông qua bộ lọc cảm xúc, mới có thể nhập vào não, trở thành ngữ liệu có thể sử dụng của ngôn ngữ thứ hai. Nếu thái độ thụ đắc ngôn ngữ thứ hai không tốt người học sẽ không chủ động tìm kiếm ngữ nhập, bộ lọc cảm xúc cũng tương đối cao thường ngăn cản cơ chế nhập vào của thụ đắc ngôn ngữ. Mặt khác, thái độ của người học vô cùng có ích với thụ đắc ngôn ngữ, bộ lọc cảm xúc của họ tương đối yếu, thái độ với ngữ nhập càng thoải mái, hơn nữa còn chủ động nạp thêm ngữ nhập. Krashen đã chỉ ra bộ lọc cảm xúc yếu phần lớn quyết định bởi động cơ, thái độ và sự tự tin. Đây chính là nội dung thuyết bộ lọc cảm xúc của Krashen.

2.3. Ứng dụng các giả thiết của Krashen

Theo lý luận của Krashen (Krashen S. D., 1981), có thể giải quyết mọi vấn đề của thụ đắc ngôn ngữ từ 3 phương diện. Về phương diện sử dụng cơ chế giám sát, tồn tại một cá thể khác biệt, Krashen chia ra làm 3 thể loại người học. Thể loại thứ nhất luôn quá chú ý xem lời nói của mình có phù hợp với quy tắc hay không, đặc biệt sợ xuất hiện lỗi sai, thường không ngừng dừng lại để suy nghĩ, lời nói thường không rõ ràng. Krashen gọi đây là người quá coi trọng sử dụng (over user). Thể loại thứ hai cho rằng tốc độ và lưu loát là quan trọng nhất, không lưu ý tới những lỗi sai của bản thân, họ chủ yếu dựa vào hệ thống thụ đắc, rất ít tiến hành giám sát đối thoại, thành tích thi ngữ pháp cũng không tốt. Đối với những người này, sửa lỗi sai không có ý nghĩa. Đây được gọi là người sử dụng chưa đầy đủ (uder user). Thể loại thứ ba là người sử dụng tốt nhất (optimal user). Họ dùng học tập để bù đắp thụ đắc, trong trường hợp phù hợp và không ảnh hưởng tới ý nghĩa sẽ vận dụng cơ chế giám sát. Theo Krashen, người có khả năng học ngôn ngữ (good language learner) là người thụ đắc, có thể từ môi trường mà hấp thu đầy đủ, bộ lọc cảm xúc yếu, hơn nữa vẫn là người sử dụng cơ chế giám sát tốt nhất.

Sự chuyển di của ngôn ngữ thứ nhất ở môi trường ngôn ngữ hai là thường gặp, khi đứa trẻ thụ đắc tự nhiên ngôn ngữ thứ hai thì hiện tượng chuyển di sẽ ít do thụ đắc chưa đủ đã thể hiện kết quả biểu đạt. Từ góc độ cơ chế giám sát, đây là dùng ngôn ngữ một để nảy sinh lời nói. Người học trên nền tảng ngôn ngữ thứ nhất sẽ thêm vào từ vựng ngôn ngữ hai, sau đó sử dụng cơ chế giám sát để tăng thêm một số nhân tố hình thái hoặc điều chỉnh trật tự từ. Krashen cho rằng, đây là một mô hình kỳ quái và chịu sự hạn chế. Nhưng mà có thể giải thích bằng 2 hiện tượng: Người trưởng thành bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai lúc bắt đầu sẽ thuận lợi hơn trẻ em, trình độ ngôn ngữ thứ hai càng cao hiện tượng chuyển di càng ít.

Đối với giảng dạy ngôn ngữ hai, lý luận của Krashen có nhiều ứng dụng. Krashen cho biết chương trình dạy học ngôn ngữ thành công nên bao gồm hai mặt thụ đắc và học tập chứ không phải phân thành nghe nói đọc viết. Thụ đắc bao gồm hấp thu và tính lưu loát. Hấp thu là nội dung cần, là trọng tâm của dạy học ngôn ngữ. Tính lưu loát có thể chọn nội dung nhưng luyện tập tính lưu loát có thể thúc đẩy hấp thu. Học tập gồm 2 phần, quy tắc kinh nghiệm (rule of thumbs) và kết cấu ngôn ngữ.

Krashen cho rằng lớp học ngôn ngữ thứ hai chủ yếu là cung cấp ngữ nhập cho người học. Ứng dụng ngôn ngữ học đối mặt với thử thách chính là cung cấp tài liệu và môi trường ngữ nhập. Hoạt động thích hợp nhất trên lớp phải tự nhiên, thú vị và có thể hiểu, nếu lượng lớn hoạt động như vậy thì thụ đắc ngôn ngữ tự động hình thành. Theo Krashen, lớp học là môi trường lý tưởng nhất của người trưởng thành thụ đắc ngôn ngữ. Bởi vì bộ phận thế giới bên ngoài sẽ không cung cấp ngữ nhập phù hợp cho người học. Krashen cho biết, đầu ra khẩu ngữ có tác dụng gián tiếp tới thụ đắc. Tác dụng của nói biểu hiện ở 2 mặt: nghe người khác nói có thể đạt được chút hấp thụ ngôn ngữ, giao tiếp ở mặt nào đó có thể căn cứ vào tình hình để điều chỉnh giọng nói, để thúc đẩy sự lý giải, điều này giúp người học có thể hấp thụ được ngôn ngữ. Cũng có thể nói đầu ra có tác dụng đối với thụ đắc ở chỗ là có thể hấp thụ được càng nhiều, bởi vậy đầu ra là bộ phận quan trọng của thụ đắc.

Ảnh hưởng của lý luận Krashen không thể phủ nhận. Nhiều NC của thụ đắc ngôn ngữ hai có liên quan tới lý luận của ông. (Corder, 1984) thừa nhận, nhiều nội dung trong thuyết của Krashen là chính xác. (Gregg, Summer 1984) Đại bộ phận thụ đắc ngôn ngữ là vô ý thức, những ngữ nhập có thể hiểu được vô cùng quan trọng, và công việc quan trọng nhất của người dạy ngôn ngữ là cung cấp ngữ nhập, tình cảm sẽ ảnh hưởng tới thụ đắc ngôn ngữ hai.

2.4. Thuyết ngữ nhập và ứng dụng

Krashen (Principles and Practice in Second Language Acquistition , 1982) chỉ ra trọng tâm của thuyết Ngữ nhập là TLNN có thể hiểu được. Ở đây là chỉ cao hơn trình độ hiện có của người học, nếu lấy i để biểu đạt trình độ hiện có thì ngữ nhập có thể hiệu chính là i+1. Krashen cho rằng, chỉ dựa vào tin tức tới từ môi trường ngôn ngữ, con người có thể hiểu được ngôn ngữ ở mức độ cao hơn trình độ hiện có của bản thân. Nếu giao tiếp ngôn ngữ đạt được thành công, ngữ nhập hiểu được và số lượng đầy đủ thì người học sẽ tự động đạt được i+1. Chỉ có i+1 mới có thể hấp thụ được. Nếu nội dung hấp thụ được coi trọng thì có thể thụ đắc. Năng lực biểu đạt là sau khi tiếp xúc một lượng lớn ngữ nhập tự nhiên hình thành, chứ không phải là dạy ra được.

Krashen lý giải hàm nghĩa của thuyết lý giải: Khi chúng ta lý giải ngôn ngữ, lý giải những chủ đề mà người khác nói, khi có thể hiểu được nội dung thì chúng ta đã thụ đắc được ngôn ngữ. Giả thuyết về lý giải cũng dùng để với năng lực đọc viết. Khi chung ta có khả năng đọc hiểu thì chúng ta có thể tiếp thu các phương thức để tiến hành viết. Khả năng viết và tri thức về từ vựng, năng lực ứng phó với những cú pháp phức tạp đều là kết quả của đọc hiểu... Khi chúng ta học và luyện tập các quy tắc ngữ pháp, thụ đắc ngôn ngữ không xảy ra. Thụ đắc ngôn ngữ chỉ xảy ra khi chúng ta lý giải tin tức. Từ đó có thể thấy, ngữ nhập có thể lý giải là trọng tâm của giả thiết, nhưng cái gì là có thể hiểu, thế nào là i+1 lại không được nhấn mạnh. (Krashen S. , 2004) cho rằng, người trưởng thành và trẻ em khác nhau là ở chỗ thế giới tri thức của người trưởng thành lớn hơn trẻ em bởi vậy mà có thể lí giải càng nhiều ngữ nhập.

Đối với ứng dụng thuyết Ngữ nhập, quan trọng là làm thể nào có thể cung cấp ngữ nhập có thể hiểu được, học sinh sinh không biết nói, không biết viết, không học tri thức ngữ pháp đều không quan trọng.

2.5. Đánh giá về thuyết Ngữ nhập

Tư tưởng cơ bản của thuyết Ngữ nhập là chính xác, cũng rất dễ để vận dụng vào lớp học. Nếu như ngữ nhập là nội dung mà người học đã biết thì ngoài tăng thêm sự lưu loát, người học sẽ không học được tri thức mới, nhưng quá khó thì lại không lí giải nổi, hiệu quả kém như nhau. Vấn đề là thuyết Ngữ nhập chưa đủ chặt chẽ, làm thế nào để xác định được i+ 1 là nghĩa gì làm sao để có thể liên hệ được hạng mục ngôn ngữ với 1. Những vấn đề này rất khó để có đáp án thống nhất, i+1 là một khái niệm rất mơ hồ, khó có thể thực nghiệm. (1) Các tầng lý giải, trong lý luận của Krashen thì lý giải chỉ có 2 loại, hoặc là có thể hiểu, hoặc là không thể hiểu. Trên thực tế (Long, M. H, Ritchie W.C, & Bhatia T.K (Eds.), 1996) chỉ ra, có thể chứng minh ngữ nhập có thể hiểu là điều kiện cần của thụ đắc nhưng không thể là điều kiện đủ, muốn nắm vững ngôn ngữ thứ hai, ngoài ngữ nhập có thể hiểu còn cần các điều kiện khác. (2) Điều kiện thụ đắc, trong thuyết Ngữ nhập thì ngữ nhập có thể hiểu có tác dụng quyết định trong việc học tập ngôn ngữ, là điều kiện đầy đủ của thụ đắc, sau này có nhiều NC không tán thành. (3) Lý giải làm thế nào để dẫn tới thụ đắc, trong lý luận của Krashen thì điểm này không có bất cứ lí giải .

3. Kết luận

Trong 5 thuyết lớn của Krashen, thuyết ngữ nhập là nội dung trọng tâm của lý luận thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Thuyết thụ đắc đưa ra một vấn đề quan trọng trong học tập ngôn ngữ  đó là làm thế nào để thụ đắc ngoại ngữ. Trong thực tiễn dạy học ứng dụng của thuyết này rất rộng rãi, 4 yếu tố mà thuyết ngữ nhập (Input hypothesis) của Krashen đưa ra là: (1)Tài liệu ngữ nhập có thể lí giải được (Comprehenson): Đây là đặc điểm cơ bản và cần thiết của nguồn ngữ nhập. (2) Tài liệu ngữ nhập phải hứng thú và có liên quan (Interestingand) . (3) Tài liệu sắp xếp không theo trình tự ngữ pháp (Not grammatically). (4) Tài liệu ngữ nhập đầy đủ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Corder, S. (1984). Review of Krashen. Applied Linguistics, 5(1), 56-58.
  2. Felix, S. W. (1987). Cognition and Language Growth. De Gruyter Mouton; Reprint 2019 ed. edition (January 1, 1987).
  3. Gass, S. (1988). Interlanguage research areas: aframework for second language studies. Applied Linguistics, 9(2), 198-217.
  4. Gregg, K. (Summer 1984). Krashen's Monitor and Occam's Razar. Applied Linguistics, 5(2), 79–100.
  5. Harvi Singh, C. R. (2001). A white Paper: Achieving success with blended learning. Centra Software Retrieved, 1(1), 55-62.
  6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
  7. Hofmann, A. (2008). Developments in blended learning: Let's beyond the Hype. Economics & Organnization of Future Enterprise, 1(1), 55-62.
  8. Juan, L. (2019, 11). Research on College English Blended Teaching Mode. Based on the Combination of "Online and Offline". Guangdong Business and Technology University, Zhaoqing, Guangdong 426000.
  9. Krashen, S. (1981). Second Language Acquisition and Second Language Learning. London: Oxford.
  10. Krashen, S. (1985). The Input Hypothesis: Issues and implications. Addison-Wesley Longman Ltd .
  11. Krashen, S. (2004). Applying the comprehension hypothesis: some suggestion. nternational Journal of Foreign Language Teaching, 1, 21-29.

 

An overview on Krashen’s input hypothesis

Nguyen Thi Thuy Hoa1

Van Thi Thu Huong1

1National Economics University

ABSTRACT:

Among five well-known hypotheses in Krashen’s second-language acquisition theory (1970), the input hypothesis holds the key content of this theory. The second-language acquisition theory raises an important language learning issue, that is, how to acquire a foreign language. This paper presents some second-language acquisition concepts and the input hypothesis.  

Keywords: second-language acquisition, input hypothesis, second language, application of the input hypothesis.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 2, tháng 1 năm 2023]