Chuyện buồn người mẹ mất con vì ngộ độc methanol và sự ra đời của LIAM

LIAM là tên của một quỹ từ thiện có cái tên đầy đủ là Sáng kiến cứu người bị ngộ độc rượu methanol đến từ Úc vào năm 2013 được sáng lập bởi bà Lhani Davies. Cái tên thoạt nghe đã thấy thân thương nhưn

LIAM - kết nối những nạn nhân

Khi được đưa về nước để cứu chữa thì chất độc Methanol đã hoàn toàn ngấm vào não Liam và mọi nỗ lực cấp cứu đều không thành. Quá đau lòng trước sự nguy hiểm mà chất độc methanol sẽ mang lại cho cộng đồng - những con người dường như chưa biết đến sự phá hủy kinh khủng của chất độc có trong rượu pha chế, người mẹ Úc dũng cảm đã quyết tâm vạch mặt methanol bằng một con đường hết sức nhân văn, đó là sáng lập ra quỹ từ thiện mang tên người con của bà LIAM. Mục tiêu chính của quỹ từ thiện đó là phát triển những sáng kiến giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức liên quan đến methanol trong các cộng đồng địa phương tại Indonesia, ngành du lịch và hệ thống y tế. LIAM hiện đang cung cấp hỗ trợ tư vấn sâu rộng nhằm trợ giúp cho Viện Methanol và Viện Đào tạo Y học Dự phòng trong xây dựng Chương trình Giáo dục về Methanol cho Việt Nam (VMEP) tại Việt Nam. Tại tọa đàm Ngộ độc rượu methanol vừa được Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam tổ chức vừa qua, VMEP đã tiếp tục sứ mệnh tuyên truyền cho người dân Việt Nam hiểu hơn nữa để tránh sử dụng rượu có chứa độc tố methanol.

Những thông tin mà bà Phạm Bích Diệp, cán bộ của Chương trình VMEP trình bày tại tọa đàm về nghiên cứu mở đầu và dự án thí điểm sẽ được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ trong năm 2016 đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ: hai xã Hùng Lô và Sai Nga thuộc tỉnh Phú Thọ hoàn toàn chưa có nghe nói đến về Methanol trong khi tỷ lệ nấu rượu thủ công trong dân là rất cao, hoàn toàn không phải nộp thuế vì chưa có ai đến kiểm tra quy trình nấu rượu bao giờ!

Dùng Ethanol để khử Methanol: hướng kiểm soát thông minh

Bà Diệp cũng chia sẻ một kiến thức rất đáng quý có thể giúp ích cho cộng đồng nếu không may bị ngộ độc methanol. Đó là cho bệnh nhân uống ethanol sẽ ngăn chặn độc tố từ methanol và có thể ngăn ngừa ngộ độc trở nên nặng hơn. Nếu có ethanol loại IV, có thể sử dụng nó như một chất thay thế cho ethanol đường uống, với điều kiện loại ethanol này được sử dụng dưới sự giám sát y tế. Đây cũng chính là những khuyến cáo mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đăng trong một tập san xuất bản tháng 7/2014 về việc ngộ độc methanol. Cụ thể: “Nguyên tắc điều trị chính [khi bị ngộ độc methanol] đó là phòng ngừa hơn nữa sự chuyển hóa của chất methanol, chế ngự những điều bất thường của sự trao đổi chất và thực hiện chăm sóc hỗ trợ khác. Sự chuyển hóa có thể được ngăn chặn bằng việc cho uống ethanol hoặc Fomepizole. Đây được xem là một trong những hướng dẫn kiểm soát thông minh.

Bà Diệp cũng chia sẻ sự tiếc nuối về trường hợp bệnh nhân người Bỉ vừa bị mù mắt do ngộ độc methanol ở Việt Nam vừa qua. Ông này đã hoàn toàn không nghĩ mình bị thị lực kém do ngộ độc methanol nên đã đi khám ở bệnh viện mắt thay vì vào đúng khoa chống độc, do vậy, khi phát hiện ra nguyên nhân thì đã quá muộn. “Bệnh nhân nào cũng vậy, cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng của mình, nếu là do methanol thì phải vào đúng khoa ngộ độc để chữa bệnh, tránh tình trạng đi lòng vòng sẽ mất đi cơ hội vàng bảo toàn sức khỏe”.

Thông tin này hoàn toàn trùng hợp với những kiến thức do các chuyên gia của Công ty CP Cồn rượu Hà Nội cung cấp. Theo đó, tài liệu cũng ghi rõ cách điều trị bị ngộ độc methanol là “Một trong các cách điều trị chính của trúng độc cồn methanol lại là dùng rượu ethanol. Lý do là ethanol sẽ ưu tiên tranh dành lấy enzyme alcohol dehydrogenase, do đó cồn methanol sẽ không bị phân huỷ bởi enzyme này để sinh ra độc chất formic acid. Nhờ thế nó sẽ được bài tiết nguyên dạng ra khỏi cơ thể qua đường tiểu (một phần nhỏ qua đường hô hấp). Bệnh nhân sẽ được truyền tỉnh mạch dung dịch 10% ethanol trong 5% dextrose. Bên cạnh đó có kèm theo các điều trị chống co giật, bảo vệ đường ruột, kiềm hóa hệ tuần hoàn, v.v...”.

Theo bà Phạm Bích Diệp, bà Lhani Davies, người sáng lập ra Quỹ LIAM hiện đã không còn làm công tác này, nhưng Quỹ LIAM vẫn còn và bà luôn mong muốn câu chuyện buồn của gia đình bà sẽ là một lời cảnh tỉnh lay động tất cả những người đã, đang và sẽ sử dụng rượu để phòng tránh ngộ độc Methanol - một vấn đề nhức nhối toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam.