Cơ hội phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam với Nga và Belarus

Chuyến thăm chính thức Liên bang (LB) Nga từ ngày 12-15/5 và Cộng hòa Belarus từ ngày 15-17/5/2013 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mở ra nhiều triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn di

Nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại của Việt Nam và 2 nước tiếp tục được làm sâu sắc và mở rộng.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng LB Nga Medveded. Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng LB Nga Medveded. Ảnh: VGP/Nhật BắcViệt Nam - LB Nga: Tầm cao hợp tác mới

 

Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan đã kết thúc vòng đàm phán thứ Nhất vào tháng 3 vừa qua tại Hà Nội, tháng 6 sẽ tổ chức vòng đàm phán thứ 2 tại Mạc Tư Khoa và tháng 9/2013 sẽ kết thúc vòng đàm phán thứ 3 tại Belarus. Đến thời điểm này, việc đàm phán tiến triển rất tốt, lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo các nước thuộc Liên minh Hải quan đều khẳng định thúc đẩy đàm phán được ký kết trong thời gian sớm nhất. Khi đàm phán đã được ký kết thì việc hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam với các thành viên thuộc Liên minh Hải quan chắc chắn sẽ mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy HoàngViệt Nam và LB Nga đã tiến những bước dài trên con đường hợp tác song phương với những dự án chiến lược trong lĩnh vực thương mại, năng lượng, dầu khí, điện hạt nhân, khai khoáng. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương còn ở mức thấp và chưa tương xứng với tiềm năng. Hai bên cùng khẳng định, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan tháng 3 vừa qua sẽ là bước đột phá nhằm thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu giữa hai nước, sẽ được nâng lên tầm cao mới. Phía Nga xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam đúng tiến độ thỏa thuận, trên cơ sở công nghệ tiên tiến nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Không chỉ vậy, bạn còn cam kết giúp ta xây dựng ngành điện hạt nhân trong tương lai, bao gồm xây dựng trung tâm khoa học công nghệ về điện hạt nhân, đào tạo cán bộ, kỹ sư cho ngành điện hạt nhân của Việt Nam. Hiện nay, đã có 163 chuyên gia, kỹ sư của Việt Nam sang học ở Nga và tháng 9/2013 sẽ có tiếp 70 chuyên gia được sang Nga đào tạo.

Trong lĩnh vực dầu khí, dịp này đã có 6 hợp đồng và thỏa thuận được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các tập đoàn dầu khí hàng đầu của Liên bang Nga như Rosneft, Gazprom, Zarubezneft… Đáng chú ý là những thỏa thuận này đã mở rộng thêm nhiều hình thức hợp tác, không chỉ khai thác ở thềm lục địa Việt Nam mà còn mở rộng sang khai thác ở những vùng mới của Liên bang Nga, thậm chí là cam kết mở rộng hợp tác sang khai thác ở nước thứ ba. Minh chứng rõ nhất là Tập đoàn Rosneft đã chuyển ngay cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 8 lô dầu khí để xem xét hợp tác liên doanh khai thác ở Nga, với trữ lượng đã xác định khoảng 200 triệu tấn, trữ lượng dự báo là khoảng nửa tỷ tấn dầu. Theo phía bạn, đây là hợp đồng dầu khí chỉ dành cho hợp tác với Việt Nam.

Việt Nam - Belarus mở hướng hợp tác công nghiệp, thương mại

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Belarus M. Myasnikovich chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Belarus M. Myasnikovich chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Nằm ở phần Đông châu Âu, có vị trí địa chính trị quan trọng, là một trong những tuyến chính nối Nga và Tây Âu, Belarus là quốc gia có tiềm lực về công nghiệp, nông nghiệp, KHKT, giáo dục và quốc phòng, có thế mạnh trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, quang học, hóa chất. Thủ tướng M. Myasnikovich cho rằng, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác trên cơ sở cùng có lợi với Việt Nam là một trong những định hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Belarus và tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.

Hai bên đã đưa ra một Danh mục để cùng nhau hợp tác trên 3 lĩnh vực quan trọng: Một là,hợp tác xây dựng liên doanh, liên kết giúp Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp cơ khí chếtạo; Hai là, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; Ba là, thỏa thuận tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục đào tạo trong tương lai.

Nhằm tăng kim ngạch song phương, cân bằng cán cân thương mại, tăng đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới, hai bên đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa mang tính đột phá của việc sớm kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Chính phủ Belarus quyết định sẽ hỗ trợ ưu đãi về tín dụng và bảo hiểm xuất nhập khẩu; cam kết xem xét dỡ bỏ một số rào cản hành chính và thuế quan;…

Việt Nam có thể tăng cường nhập khẩu từ Belarus các mặt hàng như phân bón, máy móc thiết bị khai thác mỏ, linh kiện phụ tùng ô tô, máy kéo, ô tô tải, hóa chất, máy kéo và máy gieo hạt phục vụ sản xuất nông nghiệp....

Nhiều doanh nghiệp Belarus đang tìm kiếm cơ hội lập các liên doanh hợp tác đầu tư với Việt Nam để chế tạo các sản phẩm cơ khí, đặc biệt cơ khí phục vụ khai thác mỏ, công nghiệp năng lượng, lắp ráp ô tô tải, ô tô khách, máy móc phụ vụ sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, chế biến sữa... Họ cũng sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ diesel cho Việt Nam,xây dựng nhà máy chế biến cà phê. Belarus cũng có khả năng hợp tác liên doanh với Việt Nam trong việc khai thác và chế biến khoáng sản, hợp tác sản xuất phân bón và sẵn sàng tham gia dự thầu các dự án điện lực của Việt Nam với chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Trong dịp này, các doanh nghiệp tham gia Đoàn đã đạt được các thỏa thuận cụ thể. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ xuất khẩu hàng hóa sang Belarus. Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản đạt được thỏa thuận về việc thực hiện phương thức cho thuê tài chính đối với các thiết bị khai thác mỏ thay vì phải nhập khẩu và thỏa thuận mua lốp xe công trình từ Belarus với giá cả cạnh tranh so với các nhà cung cấp trên thị trường hiện nay.

Với quan hệ kinh tế tiếp tục dựa trên các trụ cột là thương mại, năng lượng bao gồm dầu khí, điện hạt nhân, đầu tư với nhiều dự án chiến lược, tin rằng tới đây, hợp tác Việt Nam-LB Nga, Việt Nam - Belarus sẽ được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ trên nhiều cấp độ.

Thu Nga