Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2015

Ngày 22/5/2015, tại tỉnh Bình Đình, Cục Công nghiệp địa phương và Sở Công Thương Bình Định đã phối hợp tổ chức Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2015. Thứ trưởng Bộ Công T

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 15 tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, KonTum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tổng diện tích tự nhiên toàn Vùng là 102.035 km2, chiếm gần 30% diện tích tự nhiên của cả nước, bao gồm vùng ven biển một phần Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung bộ và Đông Nam bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước. Dân số trung bình của cả vùng là trên 16 triệu người, chiếm hơn 17% dân số cả nước.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài hầu hết các tỉnh. Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, về rừng, núi, biển, đảo, vịnh nước sâu, đất đai, di sản văn hóa lịch sử… có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế với các ngành chủ lực như: phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, điện hạt nhân, thủy điện, điện gió, công nghiệp sản xuất tàu biển; công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản.

Giám đốc sở Công Thương Đà Nẵng Phan Văn Kha phát biểu tại Hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Sở Công Thương các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai chương trình hành động của Bộ Công Thương và UBND tỉnh, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, kịp thời tham mưu đề xuất nhiều giải pháp và chính sách cụ thể với các nhiệm vụ trọng tâm, như: cải thiện môi trường đầu tư, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy nội lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước,… Trong quá trình vận hành, Sở Công Thương đã kề vai sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Nhiều tỉnh, nhiều năm qua còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2014 mức tăng trưởng tăng khá cao, cụ thể như Ninh Thuận tăng 26,6%; Kon Tum tăng 22,4%; Đăk Lăk tăng 19,4%; Lâm Đồng tăng 18,9%; Quảng Nam tăng 11,9%,…

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2015, một số mặt hàng sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng có sản lượng tăng khá, nhiều sản phẩm có mức tăng cao so với cùng kỳ như: Lọc hóa dầu (Quảng Ngãi); may mặc (Huế, Quảng Bình, Bình Định); tinh bột sắn (Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Quảng Bình); lốp xe máy, dăm gỗ, thủy hải sản,…

Cùng tọa đàm tháo gỡ khó khăn

Tại Hội nghị, lãnh đạo các Sở Công Thương trong khu vực đã có những báo cáo tham luận với nhiều thành quả phấn khởi; đồng thời, các đại biểu cũng đóng góp những kiến nghị xác đáng để giải quyết tồn đọng, tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn tới.

Ông Phan Văn Kha - Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng nhấn mạnh: Các cuộc hội đàm kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm của nhau giữa các doanh nghiệp, với cộng đồng doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tính đoàn kết giữa cộng đồng, hợp tác để cùng phát triển giữa các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thật sự cởi mở chia sẻ thông tin để tận dụng năng lực kế thừa, học hỏi kinh nghiệm của nhau, đóng góp vào mục tiêu phát triển chung,… Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong tất cả các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp; tiếp tục duy trì hoạt động kết nối, tổ chức các buổi tọa đàm kết nối chuyên sâu từng lĩnh vực; tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cung - cầu; thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp; tôn vinh và khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp vì sự phát triển của cộng đồng,… Tất cả các hoạt động trên đều rất cần sự tham gia đóng góp, vai trò quản lý nhà nước, nhất là hỗ trợ cơ chế, chính sách, kinh phí,…

Toàn cảnh Hội nghị.

Ông Nguyễn Thanh Hoan - Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận thẳng thắn: Nhờ hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ninh Thuận đã và đang có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong hoạt động của ngành vẫn còn nhiều bất cập mà Bộ cần điều chỉnh, ví dụ như: Bộ cần cập nhật thông tin thường xuyên hơn cho Sở, không thể đợi đến giao ban trực tuyến hàng tháng; việc họp giao ban trực tuyến, nếu trang bị tại Sở sẽ tiết kiệm chi phí cho địa phương hơn là giao ban trực tuyến khu vực mà hiệu quả lại không cao,…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã ghi nhận những ý kiến của các Sở Công Thương, các doanh nghiệp và các tập đoàn. Ông khẳng định: Bộ Công Thương sẽ kiểm tra và có chương trình làm việc với các Bộ, ngành liên quan để cùng tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách liên kết trong hoạt động phát triển công nghiệp - thương mại; tham mưu trình Chính phủ kiện toàn những chính sách cần thiết để mời gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Công Thương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo, trong giai đoạn tới, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong khu vực cần tập trung phát huy tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại (hạ tầng điện, chợ...); đẩy mạnh phát triển các khu cụm công nghiệp để đến năm 2020, Quy hoạch phát triển CCN của cả nước có 1.596 CCN với tổng diện tích khoảng 50.656 ha; Tiếp tục phát huy hiệu quả các đề án Khuyến công và Xúc tiến Thương mại đã được phê duyệt theo kế hoạch đề ra,…

Năm 2016, Chương trình Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã được giao cho tỉnh Đăk Lăk.