TUV NORD VIỆT NAM tổ chức Khóa đào tạo “Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 và 5 công cụ

Sáng 24/10/2016, tại Khách sạn A1 Hill đã diễn ra lễ khai giảng khóa đào tạo Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 và 5 công cụ (APQP, PPAP, FMEA, SPC, SMA) do Công ty TNHH TUV NORD VIỆT NAM tổ chức dưới sự hỗ trợ

Nằm trong khuôn khổ của Dự án"Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp, Bộ Công Thương Việt Nam giao nhiệm vụ cho TUV NORD Việt Nam tổ chức Khóa đào tạo “Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 và 5 công cụ” áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất các sản phẩm, phụ tùng/linh kiện cho ngành ô tô, xe máy. Khóa học diễn ra trong 5 ngày (từ 24/10 - 28/10) với mục tiêu cung cấp kiến thức cơ bản về bộ tiêu chuẩn ISO/TS 16949, năm công cụ (APQP, PPAP, FMEA, MSA, SPC), các điều khoản và quy định của Hiệp hội Ô tô quốc tế cũng như các thông tin về hoạt động đánh giá chứng nhận.

Đến dự có đại diện Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Công Thương, Tổng giám đốc Côngty TNHH TUV NORD VIỆT NAM, đại diện các công ty tư vấn và các doanh nghiệp đã và đang bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng ISO/TS 16949 dành cho lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy.

Phát biểu khai mạc khóa đào tạo, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công Thương Trần Việt Hòa hy vọng: Qua khóa học, các học viên sẽ được trang bị các kiến thức, quy định để tiếp cận các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/Ts 16949; đồng thời, lắng nghe và học hỏi từ những đơn vị đã áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn chất lượng này. Từ đó, học viên có thể tự tổ chức, thực hiện tại đơn vị mình, góp phần duy trì, cải tiến hệ thống sản xuất.

Ông Trần Việt Hòa - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công Thương phát biểu

Đây là khóa học thứ 3 được tổ chức, tiếp tục thu hút đông đảo sự tham gia của các công ty hàng đầu về cung cấp các sản phẩm, phụ tùng/linh kiện cho ngành ô tô, xe máy tại Việt Nam với mong muốn chia sẻ, học hỏi, tìm hiểu rõ bản chất của các tiêu chuẩn để việc áp dụng thực tế hiệu quả hơn. Tại khóa học, các học viên được nghe giảng viên truyền tải những kiến thức cơ bản cùng nhiều kinh nghiệm thực tế để học viên dễ dàng tiếp cận hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng ISO/TS; đồng thời, trao đổi với các đơn vị đã triển khai thực hiện thành công hệ thống này để áp dụng hiệu quả vào đơn vị của mình.

Tại khóa đào tạo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TUV NORD VIỆT NAM Lê Sỹ Trung chia sẻ: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO) đã ban hành Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 và Hiệp hội ô tô quốc tế (IATF) đã đưa ra các điều khoản và quy định đối với các doanh nghiệp khi xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này đã cung cấp cho các tổ chức thuộc ngành công nghiệp ô tô, xe máy mộtchiến lược quản lý giúp chuẩn hóa các hoạt động, tối ưu hóa các nguồn lực và ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời giúp các doanh nghiệp nâng cao hình ảnh trên thị trường, tạo dựng sự tin tưởng và quan hệ hợp tác bên vững với các doanh nghiệp và đối tác.

Toàn cảnh khóa đào tạo

TUV NORD VIỆT NAM - với vai trò là thành viên của Tập đoàn TUV NORD - là một trong những tổ chức chứng nhận tiên phong trong hoạt động chứng nhân hệ thống quản lý an toàn thông tin tại Việt nam và trên thế giới. Với đội ngũ đánh giá viên giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về quản lý hệ thống nói chung và an toàn thông tin nói riêng, TUV NORD VIỆT NAM đã có cơ hội hợp tác và đồng hành cùng nhiều đơn vị lớn như Tập đoàn FPT, Tập đoàn CMC…

 5 công cụ (FMEA, SPC, MSA, APQP, PPAP) liên tục được tổ chức AIAG (Automotive Industry Action Group) - một tổ chức được IATF ủy quyền biên soạn, sửa đổi, ban hành 5 công cụ liên tục cập nhật mới nội dung. Để ứng dụng hiệu quả ISO/TS 16949 cũng như đảm bảo kết quả đánh giá chứng nhận ISO/TS 16949 luôn tốt, các doanh nghiệp áp dụng ISO/TS 16949 cần phải thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của các công cụ này.

FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) - Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.

SPC (Statistical Process Control) - công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê”.

MSA (Measurement System Analysis) - công cụ “Phân tích hệ thống đo lường”. 

APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) - công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm phẩm và kế hoạch kiểm soát”.

PPAP (Production Part Approval Process) - công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt)”.