[Toạ đàm trực tuyến] Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Toạ đàm “Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức sẽ phát trực tuyến trên nền tảng Tạp chí Công Thương điện tử.
Toạ đàm “Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức sẽ phát trực tuyến vào 9h30 ngày 6/11/2023
Toạ đàm “Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức sẽ phát trực tuyến vào 9h30 ngày 6/11/2023

Cùng với việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, xuất khẩu nhiều mặt hàng của ta đang trên đà tăng trưởng mạnh đồng nghĩa bị đối diện trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Đặc biệt, thời gian gần đây, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2020 phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316). Mục tiêu của đề án nhằm cảnh báo trước những mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, giúp các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm.

Thông qua công tác cảnh báo sớm, Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong ngành để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

Công tác cảnh báo sớm được vận hành như thế nào? Các doanh nghiệp sẽ tận dụng các thông tin cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại như thế nào và cần làm gì khi các mặt hàng xuất khẩu được đưa vào diện cảnh báo sớm? Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có thêm những hoạt động như thế nào để doanh nghiệp có thể chủ động bảo vệ mình trước những rủi ro về phòng vệ thương mại ở các thị trường xuất  khẩu lớn?

Vấn đề này sẽ được chia sẻ dưới những góc nhìn đa dạng và sâu sắc hơn tại Tọa đàm hôm nay do Tạp chí Công Thương thực hiện. Tọa đàm với chủ đề: “Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam”.

Tham dự Toạ đàm có các vị khách mời:

- Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

- Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

- Ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam

- Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (kết nối trực tuyến)

Nội dung Toạ đàm sẽ tập trung chia sẻ về những vấn đề:

(i) Xu hướng điều tra, áp dụng phòng vệ thương mại trên thế giới hiện nay.

(ii) Phương thức vận hành và vai trò của công tác cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại; thuận lợi, khó khăn trong quá trình vận hành của cơ quan quản lý nhà nước và tiếp cận thông tin của các bên liên quan (Hiệp hội, doanh nghiệp).

(iii) Các kiến nghị, đề xuất của Hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan về giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác cảnh báo sớm, qua đó ứng phó tốt hơn với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài; định hướng triển khai Đề án 316 trong thời gian tới. 

Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm theo dõi.

Streaming: Facebook Fanpage Tự hào hàng Việt

https://www.facebook.com/TuhaohangVietNam.vn; Website Tạp chí Công Thương

http://tapchicongthuong.vn; và Kênh Youtube Tạp chí Công Thương

https://www.youtube.com/@tapchicongthuongofficial3584

Thy Thảo