Về ý định tham gia các hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS. HÀ NAM KHÁNH GIAO (Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Hàng không Việt Nam) - ĐÀO THỊ KIM PHƯỢNG (Phòng Đào tạo và Công tác tác Sinh viên, Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các hoạt động tình nguyện (HĐTN) của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), thông qua khảo sát 327 sinh viên. Kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội được sử dụng.

Kết quả cho thấy, có 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên, sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần, gồm: Liên hệ giữa các cá nhân; Cải tiến; Nghề nghiệp; Giá trị; Xã hội; Hiệu quả truyền thông; Hiểu biết; Bảo vệ. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm góp phần gia tăng ý định tham gia HĐTN của sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM.

Từ khóa: sinh viên, hoạt động tình nguyện, Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Tình nguyện là phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người, được thể hiện và chia sẻ trên cả thế giới. HĐTN là môi trường rèn luyện, giáo dục đoàn viên, sinh viên về kỹ năng xã hội, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đoàn viên, sinh viên. Vì vậy, quản lý và tổ chức tốt các HĐTN cho sinh viên sẽ góp phần tạo môi trường rèn luyện tích cực, giúp cho sinh viên phát triển các kỹ năng ngay trong môi trường đại học.

Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM (viết tắt tiếng Anh là HVUH) tuyển sinh lại từ năm 2017, hiện có hơn 1.000 sinh viên đang học tập. Sinh viên rất năng động, có tính hướng ngoại, thích tham gia các hoạt động ngoại khóa do lớp, trường tổ chức, đặc biệt là các HĐTN. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên còn thờ ơ, chưa cảm nhận được hết ý nghĩa của các HĐTN. Vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên trong nhà trường sẽ góp phần phát triển và nâng cao chất lượng các HĐTN do trường tổ chức; giúp các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các phòng, ban chức năng có liên quan đến sinh viên có thể nâng chất các HĐTN trong thời gian sắp tới.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Các khái niệm

Theo Wikipelia, “hoạt động tình nguyện” là hoạt động tự nguyện của một cá nhân hoặc một nhóm tự do cống hiến thời gian và sức lao động để phục vụ cộng đồng. Sinh viên tình nguyện là những sinh viên có tấm lòng nhân ái, có ý thức tự giác và có tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong các đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyện, sẵn sàng làm các công việc khó khăn, gian khổ mà không nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân.

Ở Việt Nam, hoạt động thanh niên tình nguyện là một hoạt động lớn được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai và phát động từ năm 1994, là những hoạt động giúp thanh niên cống hiến sức trẻ, trí tuệ và nhiệt huyết của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường,… HĐTN có 3 đặc trưng cơ bản: tôn trọng tính tự nguyện của người tham gia, mang lại lợi ích, kết quả tích cực đối với cộng đồng, không vì mục đích lợi ích kinh tế cá nhân.

Ý định hành vi, theo Ajzen (1991) được xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”. Ajzen cũng nhấn mạnh: “khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi cao hơn”.

2.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Nghiên cứn này dựa trên thuyết hành động hợp lý-TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), thuyết hành vi dự định TPB (Aizen, 1991), cùng kết quả các nghiên cứu của Phượng (2017), Định (2020), Farrell & ctg (1998), Hallmann & ctg (2012), Giao & Linh (2015), Giao & Mo (2018), Giao & Châu (2020), Giao & Dung (2017), Giao & Vuong (2020), đặc biệt là thang đo dựa trên nghiên cứu của Nielsen (2020), Clary & ctg (1998), đề xuất mô hình nghiên cứu: Ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH = f{Giá trị, Công nhận xã hội, Hiểu biết, Nghề nghiệp, Sự cải tiến, Liên hệ giữa các cá nhân, Bảo vệ, Phần thưởng bên ngoài, Hiệu quả truyền thông} cùng các giả thuyết:

H1: Giá trị có tác động cùng chiều đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H2: Công nhận xã hội có tác động cùng chiều đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H3: Hiểu biết có tác động cùng chiều đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H4: Nghề nghiệp có tác động cùng chiều ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H5: Sự cải tiến có tác động cùng chiều ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H6: Liên hệ giữa các cá nhân có tác động cùng chiều ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H7: Bảo vệ có tác động cùng chiều ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H8: Phần thưởng bên ngoài có tác động cùng chiều ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

H9: Hiệu quả truyền thông có tác động cùng chiều ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH.

3. Kết quả phân tích

3.1. Thống kê mô tả

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi tới sinh viên trong tháng 6/2021 thông qua Google Drive. Tổng số phiếu trả lời đạt yêu cầu là 327. Thống kê mô tả mẫu như trong Bảng 1.

Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu

Biến định tính

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

135

41,3

Nữ

192

58,7

Học vấn

Sinh viên năm 1

98

30,0

Sinh viên năm 2

98

30,0

Sinh viên năm 3

81

24,7

Sinh viên năm 4

50

15,3

Mức chi tiêu hàng tháng

Từ 1 triệu - 2 triệu đồng/tháng

93

28,5

Từ 2,1 triệu - 3 triệu đồng/tháng

63

19,3

Từ 3,1 triệu - 4 triệu đồng/tháng

73

22,3

Từ 4,1 triệu - 5 triệu đồng/tháng

41

12,5

Từ 5,1 triệu - 6 triệu đồng/tháng

35

10,7

Trên 6 triệu đồng/tháng

22

6,7

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả

3.2. Kiểm định Cronbach’s alpha

Kết quả cho thấy, các thang đo đều có hệ số tương quan biến - tổng đạt yêu cầu (> 0,30), tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6. Có 34 biến quan sát độc lập và 6 biến quan sát phụ thuộc đưa tiếp tục xử lý (Giao & Vương, 2019) - Bảng 2.

Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy

Biến quan sát

Cronbach's Alpha

Tổng thang đo

Giá trị

0,824

4

Công nhận xã hội

0,667

3

Hiểu biết

0,837

4

Nghề nghiệp

0,878

4

Cải tiến

0,844

4

Liên hệ giữa các cá nhân

0,941

4

Bảo vệ

0,743

3

Phần thưởng bên ngoài

0,886

4

Hiệu quả truyền thông

0,734

4

Ý định tham gia

0,930

6

Tổng

40

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Đối với biến độc lập: EFA với việc sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Component và phép xoay Varimax cho 34 thang đo của mô hình. Kết quả hệ số KMO đạt 0,779 (> 0.5) cho thấy phân tích nhân tố EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 7308,855 với mức ý nghĩa Sig = 0.000. Eigenvalues = 1,101 > 1 tại nhân tố thứ 9. Tổng phương sai trích là 73,448% > 50 %. Do đó, mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp (Bảng 3).

Đối với biến phụ thuộc: Kết quả hệ số KMO đạt 0,863, Kiểm định Barlett’s cho thấy các biến quan sát có mối quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể dữ liệu với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (nhỏ hơn 5%). Giá trị Eigenvalues = 4,472 > 1. Kết quả chỉ số sau khi trích cho thấy sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát là 74,536%. Do đó, mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp.

Bảng 3. Kết quả phân tích EFA đối với các biến độc lập

Biến quan sát

Hệ số tải

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

Lienhe4

0,864

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lienhe1

0,863

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lienhe2

0,834

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lienhe3

0,803

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phanthuong4

 

0,838

 

 

 

 

 

 

 

 

Phanthuong1

 

0,821

 

 

 

 

 

 

 

 

Phanthuong3

 

0,809

 

 

 

 

 

 

 

 

Phanthuong2

 

0,804

 

 

 

 

 

 

 

 

Caitien3

 

 

0,883

 

 

 

 

 

 

 

Caitien1

 

 

0,854

 

 

 

 

 

 

 

Caitien4

 

 

0,717

 

 

 

 

 

 

 

Caitien2

 

 

0,601

 

 

 

 

 

 

 

Hieubiet4

 

 

 

0,818

 

 

 

 

 

 

Hieubiet2

 

 

 

0,816

 

 

 

 

 

 

Hieubiet3

 

 

 

0,798

 

 

 

 

 

 

Hieubiet1

 

 

 

0,795

 

 

 

 

 

 

Giatri2

 

 

 

 

0,887

 

 

 

 

 

Giatri1

 

 

 

 

0,846

 

 

 

 

 

Giatri3

 

 

 

 

0,724

 

 

 

 

 

Giatri4

 

 

 

 

0,599

 

 

 

 

 

Nghenghiep3

 

 

 

 

 

0,761

 

 

 

 

Nghenghiep1

 

 

 

 

 

0,702

 

 

 

 

Nghenghiep2

 

 

 

 

 

0,693

 

 

 

 

Nghenghiep4

 

 

 

 

 

0,637

 

 

 

 

Baove2

 

 

 

 

 

 

0,863

 

 

 

Baove4

 

 

 

 

 

 

0,821

 

 

 

Baove3

 

 

 

 

 

 

0,791

 

 

 

Truyenthong2

 

 

 

 

 

 

 

0,850

 

 

Truyenthong1

 

 

 

 

 

 

 

.0,819

 

 

Truyenthong4

 

 

 

 

 

 

 

0,717

 

 

Truyenthong3

 

 

 

 

 

 

 

0,520

 

 

Xahoi3

 

 

 

 

 

 

 

 

0,831

 

Xahoi4

 

 

 

 

 

 

 

 

0,772

 

Xahoi2

 

 

 

 

 

 

 

 

0,685

 

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả

3.4. Phân tích hồi quy

Hệ số tương quan Pearson đạt yêu cầu nên tiến hành phân tích hồi quy bội.

Kết quả hồi quy, sau khi loại biến phần thưởng bên ngoài vì sig > 0,05, có hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,632 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình khá cao, 09 yếu tố đưa vào mô hình giải thích được 63,2% sự thay đổi của biến Ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH. Kiểm định Durbin - Watson được thực hiện với giá trị d = 1,836 nằm trong vùng chấp nhận (1< d = 1,836 < 3), nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan phần dư (Bảng 4).

Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy bội (lần 2)

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số Beta chuẩn hóa

Giá trị t

Sig.

Độ phóng đại

B

Sai số chuẩn (Std. Error)

 

 

 

Dung sai

VIF

 

(Constant)

-1,138

0,315

 

-3,609

0,000

 

 

Giaitri

0,105

0,042

0,092

2,502

0,013

0,830

1,205

Xahoi

0,104

0,044

0,083

2,351

0,019

0,903

1,108

Hieubiet

0,103

0,041

0,087

2,476

0,014

0,924

1,082

Nghenghiep

0,131

0,052

0,114

2,514

0,012

0,548

1,824

Caitien

0,235

0,036

0,262

6,461

0,000

0,687

1,455

Lienhe

0,426

0,044

0,455

9,718

0,000

0,514

1,944

 

Baove

0,069

0,031

0,078

2,224

0,027

0,918

1,089

 

Truyenthong

0,109

0,046

0,083

2,346

0,020

0,900

1,111

Biến phụ thuộc: Ydinh

R2 hiệu chỉnh: 0,632

Durbin - Watson: 1,836

F: 70,932

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả

Hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 2 cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Tại mức ý nghĩa 5%, các biến độc lập có hệ số Sig luôn nhỏ hơn 0,05 nên đều có ý nghĩa thống kê. Tất cả các biến có ảnh hưởng có ý nghĩa tới ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH với thứ tự ảnh hưởng giảm dần như sau: Liên hệ giữa các cá nhân (β = 0,455), Cải tiến (β = 0,262), Nghể nghiệp (β = 0,114), Giải trí (β = 0,092), Hiểu biết (β = 0,087), Xã hội và Truyền thông (cùng β = 0,083), và Bảo vệ (β = 0,078). Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H9 được nhấp nhận. Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa: Ydinh = - 1,138 + 0,105*Giatri + 0,104*Xahoi + 0,103*Hieubiet + 0,131*Nghenghiep + 0,235*Caitien + 0,426*Lienhe + 0,069*Baove + 0,109*Truyenthong + ε.

Trong việc dò tìm sự vi phạm các giả định hồi quy tuyến tính: biểu đồ phân tán Scatterplot cho thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán, chúng phân tán ngẫu nhiên, giả thuyết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm. Hệ số tương quan hạng Spearman của giá trị tuyệt đối phần dư và các biến độc lập: giá trị Sig. của các hệ số tương quan với độ tin cậy 95% đều lớn hơn 0,05, cho thấy phương sai của sai số không thay đổi, giả định không bị vi phạm.

Biểu đồ Histogram cho thấy, phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean = -48,39E-15) và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (SD = 0,991), đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là dữ liệu phần dư có phân phối chuẩn. Hệ số 1 < Durbin - Watson = 1,836 < 3 là thỏa điều kiện, hệ số phóng đại phương sai VIF < 10 cho thấy các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình trên không vi phạm các giả định hồi quy.

4. Kết luận và Hàm ý quản trị

4.1. Kết luận

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, 327 bảng trả lời đạt yêu cầu phân tích và xử lý dữ liệu. Sau khi đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha, và phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 8 nhân tố. Mô hình hồi quy phù hợp, các biến độc lập giải thích được khoảng 63,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Các giả thuyết thống kê đều được chấp nhận, trừ giả thuyết H8. Các biến độc lập đều có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc. Độ giảm dần của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH: (1) Liên hệ giữa các cá nhân; (2) Cải tiến; (3) Nghề nghiệp; (4) Giá trị; (5) Xã hội; (6) Hiệu quả truyền thông; (7) Hiểu biết; (8) Bảo vệ.

4.2. Hàm ý quản trị

Liên hệ giữa các cá nhân

Nhân tố Liên hệ giữa các cá nhân có tác động mạnh nhất đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH với  = 0,455. Điều này cho thấy sinh viên tham gia HĐTN muốn có thêm nhiều mối quan hệ, có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, tương tác với nhiều người hay còn gọi là tương tác xã hội. Do vậy, HVU cần nâng tầm quy mô cả về số lượng và chất lượng các HĐTN do các đơn vị trong trường tổ chức để thu hút nhiều sinh viên tham gia làm tình nguyện viên, qua đó làm tăng cường cơ hội giao lưu, gặp gỡ giữa các sinh viên tham gia HĐTN với nhau. Điều này sẽ giúp sinh viên trau dồi, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội,… góp phần làm gia tăng năng lực của sinh viên sau khi ra trường.

Sự cải tiến

Đây là nhân tố có tác động lớn thứ hai với  = 0,262. Điều này cho thấy sinh viên tham gia chương trình, HĐTN muốn thông qua chương trình và HĐTN nhằm tìm kiếm sự hài lòng về chính mình, nâng cao sự tự tin của bản thân, tham gia HĐTN giúp sinh viên phát triển và trưởng thành hơn. Do vậy, HVU cần xây dựng chương trình bổ trợ, cải tiến, tập huấn kỹ năng, nâng cao kỹ năng cho tình nguyện viên khi tham gia HĐTN, cần xây dựng nội dung chương trình, HĐTN, liên tục cải tiến, đổi mới hình thức tham gia các hoạt động nhằm mang lại cho sinh viên sự tự tin, nâng cao sự phát triển của cá nhân sinh viên, nâng cao lòng tự trọng của cá nhân.

Nghề nghiệp

Đây là nhân tố có tác động lớn thứ ba với  = 0,114. Điều này cho thấy tham gia HĐTN giúp sinh viên phát triển và trưởng thành hơn. Từ đó, HVUH cần tăng cường các hoạt động kết hợp giữa tham gia tình nguyện và ứng dụng năng lực nghề nghiệp của sinh viên theo từng ngành học cụ thể. Việc tổ chức các chương trình liên quan đến từng ngành đào tạo của trường giúp sinh viên vừa phát huy được năng lực nghề nghiệp của bản thân được học tập trên giảng đường ứng dụng vào cuộc sống, vào họat động tình nguyện, thu hút sinh viên đến với các HĐTN vừa nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Giá trị

Nhân tố Giá trị có tác động lớn thứ tư với  = 0,092. Điều này cho thấy sinh viên tham gia HĐTN với mong muốn giúp đỡ những nhóm yếu thế, những người kém may mắn hơn mình, những việc này xuất phát từ thái độ cá nhân sinh viên với trách nhiệm xã hội và sự quan tâm đến người khác. Do vậy, HVUH cần xây dựng, đổi mới chương trình HĐTN, nâng tầm giá trị, đề ra mục đích, ý nghĩa của chương trình cụ thể, rõ ràng để nêu bật  giá trị của chương trình. Việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức, thái độ, cách ứng xử của sinh viên thông qua các HĐTN là phù hợp vừa phục vụ lợi ích cộng đồng, vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo trong nhà trường.

Công nhận xã hội

Nhân tố Xã hội có tác động lớn thứ năm với β = 0,083. Điều này cho thấy sinh viên tham gia HĐTN với mong muốn nhận được sự công nhận từ người thân, bạn bè và những người xung quanh. Do vậy, HVUH cần cấp giấy chứng nhận cho sinh viên tham gia HĐTN, các HĐTN do nhà trường tổ chức cần được xây dựng kỹ, chặt chẽ, hoàn hảo để hoạt động được diễn ra tốt đẹp, tạo được dấu ấn và ý nghĩa nhân văn trong nhà trường, cũng như ngoài xã hội.

Hiệu quả truyền thông

Nhân tố Hiệu quả truyền thông có tác động lớn thứ năm với β = 0,083. Điều này cho thấy sinh viên tham gia HĐTN cần được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng; nội dung hoạt động được truyền thông rộng rãi, và nội dung truyền thông phải thu hút. Do vậy, HVUH cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các HĐTN tại trường và đặc biệt là trên không gian mạng (mạng xã hội). Trong đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư (khoảng tháng 5/2021 đến nay), hiệu quả truyền thông của các Trang thông tin điện tử, trang thông tin trên mạng xã hội facebook của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức thiện nguyện đã hoạt động rất mạnh mẽ, góp phần lan truyền những nội dung quảng bá đến cộng đồng về HĐTN phòng chống dịch bệnh, đáng kể nhất là trang Fanpage do Thành đoàn TP. HCM quản lý GO VOLUNTEER. Và trên trang fanpage của trường cũng như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên HVUH cũng đã lan tỏa những thông tin này rất hiệu quả, và càng cần phải phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Hiểu biết

Nhân tố Hiểu biết có tác động đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH với β = 0,087. Điều này cho thấy, sinh viên tham gia HĐTN với mong muốn được tìm hiểu thêm kiến thức, có cơ hội rèn luyện các kỹ năng cho bản thân, giúp sinh viên hiểu biết thêm nhiều vấn đề trong xã hội, truyền tải năng lượng tích cực đến cộng đồng và ngược lại. Do vậy, HVU cần lồng ghép các HĐTN với huấn luyện kỹ năng cần thiết cho sinh viên, cũng như chuyên môn ngành học vào thực tế, việc này sẽ đáp ứng mong muốn của sinh viên vì sẽ nhận được những lợi ích liên quan đến học tập và phát triển bản thân.

Bảo vệ

Nhân tố Bảo vệ có tác động với β = 0,078. Điều này cho thấy sinh viên tham gia HĐTN với mong muốn sẽ suy nghĩ và hành động tích cực, tìm kiếm sự vui vẻ khi được chia sẻ, hỗ trợ người khác và được giao lưu, học hỏi với nhiều người. Do vậy, HVUH cần thành lập và phát triển mô hình nhóm tình nguyện nhỏ để đảm bảo việc tạo điều kiện cho các tình nguyện viên luôn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu thường xuyên, theo chuyên môn công việc. Khi có đội/nhóm sinh hoạt thường xuyên sẽ giúp bảo vệ các bạn sinh viên, tạo cảm giác an toàn và tích cực.

4.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

Nghiên cứu này còn một số hạn chế nhất định như: (1) Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nên có thể chưa khái quát đầy đủ các đối tượng khảo sát, (2) Mô hình ban đầu chỉ chọn 9 yếu tố trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia HĐTN của sinh viên HVUH, còn nhiều yếu tố cần cân nhắc thêm. Đó cũng chính là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211.
  2. Clary, E. G., Snyder, M., Ridge, R. D., Copeland, J., Stukas, A. A., Haugen, J., & Miene, P. (1998). Understanding and Assessing the Motivations of Volunteers: A Functional Approach. Journal of Personality and Social Psychology, 74(6), 1516‐1530.
  3. Định, V. T. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia của thanh niên đối với các HĐTN trên địa bàn Quận 3. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  4. Farrell, J., Johnston, M., & Twynam, G. (1998). Volunteer Motivation, Satisfaction, and Management at an Elite Sporting Competition. Journal of Sport Management, 12(4), 288­300.
  1. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theoryand Reseach. New York: NY: Addison-Wesley.
  2. Giao, H. N. K., & Châu, T. K. (2020). Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ smartbanking- Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV- Chi nhánh Bắc Sài gòn. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 220, 13-27. doi:10.31219/osf.io/a2jdg.
  3. Giao, H. N. K., & Dung, Đ. T. T. (2017). Các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh đối với quảng cáo qua smartphone. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Trà Vinh, 25, 20-27. doi:10.31219/osf.io/svuz2.
  4. Giao, H. N. K., & Linh, V. V. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 22, 32-38. doi:10.31219/osf.io/e35c8.
  5. Giao, H. N. K., & Mo, N. T. H. (2018). Factors influencing consumers’ impulse television buying decision at Best Buy Vietnam (BBVN). Global and Stochastic Analysis,, 5(6), 353-369. doi:10.31219/osf.io/cgz2x.
  6. Giao, H. N. K., & Phương, N. H. (2013). Consumer behavior in Groupon business in Vietnam. Journal of Economic Development, 216, 84-95. doi:10.31219/osf.io/ea5jn.
  7. Giao, H. N. K., & Vương, B. N. (2019). Giáo trình Cao học Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong Kinh doanh - Cập nhật SmartPLS. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
  8. Giao, H. N. K., & Vuong, B. N. (2020). Vietnamese Consumer Attitudes towards Smartphone Advertising. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(5), 195-204. doi:10.13106/jafeb.2020.vol7.no5.195
  9. Hallmann, K., & Harms, G. (2012). Determinants of volunteer motivation and their impact on future voluntary engagement: A comparison of volunteer’s motivation at sport events in equestrian and handball. International Journal of Event and Festival Management, 3(3), 272­291.
  10. Nielsen, D. M. (2020). A mixed method reseach on volunteer motivation anh intention to volunteer in Denmark. Master Thesis. University of Southern Denmark, Esbjerg, Denmark.
  11. Phượng, Đ. T. (2017). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia HĐTN của sinh viên Trường Đại học Nha Trang. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.

Factors affecting the intention of Hung Vuong University’s students to take part in volunteering activities

Assoc.Prof.Ph.D Ha Nam Khanh Giao 1

Dao Thi Kim Phuong 2

1 Dean, Faculty of Business Management, Vietnam Aviation Academy

2 Department of Training and Student Affairs, Hung Vuong University

 ABSTRACT:

This study determines and examines the factors affecting the intention of Hung Vuong University’s students to take part in volunteering activities by interviewing 327 students. Cronbach’s alpha analysis, exploratory factor analysis (EFA) and multiple regression analysis are employed in this study with the use of the SPSS Statistics. The study’s results show that there are 08 factors affecting the intention of Hung Vuong University’s students to participate in volunteering activities. These factors which are listed in descending order of impacting level are Interpersonal contact, Enhancement, Career, Values, Social recognition, Communication effectiveness, Understanding and Protection. Based on these findings, some solutions are proposed to encourage Hung Vuong University’s students to take part in volunteering activities.

Keywords: student, volunteering activities, Hung Vuong University, Ho Chi Minh City.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 25, tháng 11 năm 2021]