Nấm linh chi đỏ dưới tán rừng Gia Lai
27/11/2023 lúc 16:39 (GMT)

Nấm linh chi đỏ dưới tán rừng Gia Lai

 

Nấm linh chi đỏ hiện đang được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế dưới tán rừng Gia Lai. Đây là hướng sinh kế mới, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nơi đây.

nâm 1

Tại tỉnh Gia Lai đang triển khai mô hình vườn nấm linh chi dưới tán rừng, mỗi ha cho doanh thu khoảng 2,4 tỷ đồng. Đây là mô hình rất phù hợp trồng dưới tán rừng nguyên sinh, mang lại nguồn thu nhập bền vững cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Linh chi đỏ là một loại nấm dược liệu có giá trị cao trên thị trường đang được trồng thử nghiệm ở một số nơi tại tỉnh Gia Lai phù hợp với điều kiện khí hậu.

Nấm Linh Chi có kích thước lớn, màu sẫm, bề mặt bóng. Nấm Linh Chi tươi có độ mềm, không có màng dưới bề mặt. Màu sắc có lỗ chân lông có thể thay đổi tùy thuộc theo độ tuổi của nấm.15 thg 1, 2023. Loại nấm này có thể sử dụng tươi, khô hoặc nghiền thành bột để làm thức ăn hoặc làm dược liệu.

nam 1
nam 2

Theo kết quả khảo nghiệm, nấm Linh chi đỏ có tính dược liệu cao và rất nhiều hoạt chất có hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, có công dụng chữa các chứng bệnh về gan, chống xơ vữa động mạch vành, chứng mệt mỏi, tiểu đường, suy nhược và nhiều chứng bệnh thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể.

Nấm linh chi đỏ có tác dụng tốt cho sức khỏe, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, để đầu tư trồng loại dược liệu này khá tốn kém, cần nguồn vốn lớn. Trung bình một ha đất dưới tán rừng phải đầu tư tiền phôi giống, hệ thống tưới, công chăm sóc khoảng 1,4 tỉ đồng/ha.

Tính trung bình diện tích 1ha, nấm linh chi đỏ thu hoạch được 3 lần/năm, vụ đầu bán ra thu về khoảng 800 triệu đồng, vụ thứ 2 giá 900 triệu đồng, vụ thứ 3 giá 700 triệu đồng. Tùy theo tính dược liệu có trong nấm để chọn giá bán phù hợp.

nấm
nam 1

 

Nấm linh chi đỏ là một loại nấm dược liệu, thường mọc trong rừng, được người dân thu hái về làm thuốc. Nấm linh chi thu hái trong tự nhiên có giá trị dược tính cao, giá bán trên thị trường từ 2 - 3 triệu đồng/kg. Do nhu cầu sử dụng tăng và giá cao nên nấm linh chi trong rừng tự nhiên bị khai thác quá mức, dẫn đến nguồn gen quý này ngày càng khan hiếm.

Trước thực tế đó, năm 2013, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường đã nghiên cứu về nấm, công nghệ trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng theo quy trình gần với tự nhiên hơn. Từ kết quả nghiên cứu được, Viện đã chuyển giao công nghệ trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã ở các tỉnh như: Cà Mau, Đồng Nai, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk.

tán rừng keo

Tại tỉnh Gia Lai, mô hình này đã được triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Lần đầu tiên tỉnh Gia Lai trồng thử nghiệm thành công giống nấm Linh chi đỏ tại khu vực làng Dur của xã Glar huyện Đăk Đoa vào cuối năm 2021. Công ty TNHH Lâm nông nghiệp vi sinh Vos Five A (Gia Lai) đã tiếp nhận và triển khai trồng thử nghiệm tại Đăk Đoa 10ha đầu tiên.

Sau khi tử nghiệm thành công, công ty đã hợp tác với nhiều hộ dân địa phương dưới hình thức liên kết vùng trồng, công ty cung cấp giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm tại vườn với mức giá khoảng từ 600.000 đến 800.000 đồng/kg nấm tươi. Mục tiêu của Vos Five A là làm sao để vừa bảo tồn được loại cây dược liệu quý hiếm vừa mang lại nguồn thu ổn định cho người dân tộc thiểu số Gia Rai, Ba Na, Ê Đê ở địa phương.

nam 8
nam 9

Hiện nay, diện tích trồng nấm Linh chi đỏ ở Gia Lai đang được mở rộng rất nhanh. Nếu cuối năm 2021 mới chỉ có 10ha thì nay đã có thêm 40ha ở Đắk Đoa và 100ha ở Chư Păh.

Tính trung bình diện tích 1ha, nấm linh chi đỏ thu hoạch được 3 lần/năm, vụ đầu bán ra thu về khoảng 800 triệu đồng, vụ thứ 2 giá 900 triệu đồng, vụ thứ 3 giá 700 triệu đồng. Tùy theo tính dược liệu có trong nấm để chọn giá bán phù hợp.

Bình quân mỗi sào có thể cấy được 10.000 phôi, tỷ lệ sinh trưởng ổn định đến 99%, độ hao hụt rất nhỏ. Mỗi phôi có thể khai thác nấm được 3 lần với chu kỳ khoảng 4 tháng một lần và thu hoạch quanh năm.

Tính ra, lợi nhuận thu được từ trồng nấm linh chi cao gấp nhiều lần so với tiền bán cây keo. Nếu một ha keo lai chỉ thu được khoảng 50-70 triệu đồng sau bốn năm. Còn mỗi héc ta rừng keo có thể trồng 20.000 phôi nấm linh chi, một phôi cho thu hoạch nhiều lần.

nam 7
nam 2

Khu vực núi Cờ (xã Ia Ka) đang được ví là “thủ phủ” trồng nấm linh chi đỏ. Trên thảm thực vật rừng keo lai rộng 40ha có hàng ngàn cây nấm linh chi đang sinh trưởng. Nhằm tạo sinh kế cho người dân, Tổ liên kết trồng dược liệu dưới tán rừng, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã triển khai mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo lai.

Để triển khai mô hình, ông Trần Cao Châu và ông Hồ Văn Hiếu (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) đã thành lập Tổ liên kết gồm 7 thành viên cùng nhau đóng góp kinh phí để trồng thử nghiệm 500.000 phôi giống nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo lai (tương đương khoảng 3 ha).

Hiện nay, giá một phôi nấm linh chi đỏ là 60 ngàn đồng. Tổ đã liên kết cung ứng phôi giống và tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH lâm nông nghiệp vi sinh Vos Five A (huyện Đak Đoa). Nấm sau 4 tháng trồng sẽ cho thu hoạch với chu kỳ 3 lần/năm. Dự kiến, mỗi phôi giống sẽ cho năng suất 2-2,2 kg nấm.

thu hoạch nam
hướng dẫn trồng nấm

Giá hợp đồng với doanh nghiệp thu mua là 1 triệu đồng/kg nấm loại 1 và 800 ngàn đồng/kg nấm loại 2. Việc trồng nấm dưới tán rừng đã góp phần giảm chi phí chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là tạo việc làm cho lao động tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số sống gần rừng.

Khi mô hình thành công, tháng 3/2022, Tổ liên kết đã tiến hành thành lập hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ để mở rộng quy mô diện tích, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con đồng bào trên địa bàn để mở rộng diện tích trồng nấm, phát triển kinh tế.

Ông Hồ Văn Hiếu, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ cho biết: “Đầu năm 2022, chúng tôi phối hợp với Công ty TNHH Minh Khánh Gia Lai trồng nấm linh chi tại rừng keo lai ở núi Cờ. Ban đầu chỉ là tổ hợp tác trồng nấm với 7 thành viên, nay chúng tôi thành lập HTX.

nam

Tính ra, lợi nhuận thu được từ trồng nấm linh chi cao gấp nhiều lần so với tiền bán cây keo. Sau 5 năm, 1ha keo lai chỉ cho thu khoảng 50-70 triệu đồng. Còn 1ha rừng keo có thể trồng 20.000 phôi nấm linh chi, 1 phôi cho thu hoạch 2-2,2 kg nấm/năm với giá bán từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/kg. Chưa kể các dòng sản phẩm tinh chế có mức giá vài triệu đồng/kg. HTX có khoản thu khá cao trong thời gian qua để bù đắp chi phí đầu tư ban đầu và tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.

Thời gian tới, HTX sẽ chuyển phôi nấm để người dân trong vùng trồng thử nghiệm, đặc biệt là bà con người dân tộc thiểu số. Đây là mô hình canh tác tốt, tạo điều kiện phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Mục tiêu của hợp tác xã là liên kết, tạo điều kiện cho người dân 2 làng Mrông Ngó 3, Mrông Ngó 4 (xã Ia Ka) có thêm nguồn thu nhập.

nam 3

Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của Công ty TNHH Minh Khánh Gia Lai (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa mở thêm hướng thoát nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Công Hiệu, Giám đốc Công ty TNHH Minh Khánh Gia Lai, cho biết: Khu vực rừng Kbang, Mang Yang có nhiều nấm linh chi. Phôi nấm linh chi sinh trưởng tốt dưới tán rừng keo, đem lại giá trị kinh tế cao. Cứ 1.000 phôi nấm có giá 60 triệu đồng, sau 3 tháng trồng cho thu hoạch khoảng 120kg nấm, bán với giá 1 triệu đồng/kg. Mỗi phôi sẽ thu hoạch 3 lần/năm. Hiện nay, Công ty đã trồng thành công ở một khu rừng tự nhiên tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ.

trong nam

Năm 2022, Công ty thu 3 tỷ đồng từ trồng nấm linh chi dưới tán rừng. Riêng từ đầu năm đến nay, Công ty có nguồn thu hơn 3,5 tỷ đồng với các dòng sản phẩm như: nấm linh chi thô, trà nấm linh chi, cà phê nấm linh chi, mật ong ngâm nấm linh chi. Đây là những sản phẩm sạch nên được thị trường ưa chuộng.

Cứ mỗi đợt trồng hay thu hoạch, Công ty sẽ thuê 15 - 20 người Jrai ở Ia Ka, Ia Pnôn với thù lao 200 - 220 ngàn đồng/ngày. Hộ gia đình nhận chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Công ty và HTX được trả thù lao 5-6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, thường xuyên có 15 nhân công người Bahnar làm việc tại xưởng sản xuất phôi ở huyện Đak Đoa. Qua đó đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho bà con, nhất là người dân tộc thiểu số”.

núi cờ

Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và HTX mà còn giúp người dân trên địa bàn có thêm thu nhập. Công ty có thể đảm bảo cung ứng nguồn giống và bao tiêu sản phẩm cho người dân nên không lo về đầu ra. Với hiệu quả như hiện nay, cây nấm linh chi đỏ hứa hẹn là cây xóa nghèo cho bà con, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng gần rừng.

Hiện tại, Công ty đang xây dựng vùng nguyên liệu tại nhiều huyện như Đức Cơ, Chư Păh, Kbang (Gia Lai) và đang hướng đến xây dựng vườn trồng tại tỉnh Kon Tum, nơi có điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp cho các loại dược liệu.

nâm linh chi

 

          

Bài: Xuân An

Trình bày: My Nguyễn

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí