Khám phá 5 khu rừng tự nhiên lớn nhất thế giới

Rừng không chỉ là nguồn oxy giúp vạn vật tồn tại mà còn cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật, sinh kế con người và giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Việc so sánh kích thước giữa các khu rừng tự nhiên là rất khó khăn, vì nơi chúng bắt đầu và kết thúc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một khu rừng có thể trải dài qua nhiều quốc gia và có thể bị chia cắt bởi các đảo hoặc nạn phá rừng. Cùng khám phá 5 khu rừng tự nhiên lớn nhất thế giới

1. Rừng tự nhiên: Taiga - Bắc Nga (12,000,000 km2)

Taiga không chỉ là rừng mà là một quần xã thực vật, một hệ thống sinh học và sinh thái có dạng một khu rừng. Rừng Taiga bao phủ phần lớn phía Bắc nước Nga và Bắc Mỹ. Nếu chỉ tính phần diện tích ở nước Nga, Taiga chiếm khoảng 12.000.000 km2, thậm chí còn lớn hơn diện tích Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại. Do có môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa mùa hè và mùa đông), các loại cây lá kim thống trị hệ thực vật ở Taiga.

rừng tự nhiên
Bao phủ hầu hết phần đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và đặc biệt là Nga, rừng taiga được coi là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Izvestia.
rừng tự nhiên
Nhiều loại cây gỗ mọc chen chúc với mặt đất được rêu che phủ. Ảnh: Posibiri.ru.

Rừng taiga là nơi sinh sống của một loạt các động vật ăn cỏ lớn cũng như của các động vật gặm nhấm nhỏ. Các động vật này cũng đã thích nghi để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Một số động vật ăn thịt lớn, như gấu, kiếm ăn về mùa hè để tích lũy năng lượng và sau đó ngủ đông. Các động vật khác lại tạo ra một lớp lông đủ dày khi mùa đông đến để tránh rét.

rừng tự nhiên
Số lượng lớn động vật ăn cỏ và gặm nhấm lại kéo theo sự phát triển của động vật ăn thịt,  đại diện tiêu biểu là gấu, linh miêu, chó sói, cáo, chồn sói... Ảnh: Krasivosti.pro.

2. Rừng tự nhiên Amazon - Nam Mỹ (7,000,000 km2)

Rừng Amazon ở Nam Mỹ là rừng mưa lớn nhất thế giới với diện tích khổng lồ lên đến 7.000.000 km2. Nó bao phủ khoảng 80% lưu vực sông Amazon, trải rộng trên nhiều quốc gia như Peru, Brazil, Colombia, Bolivia, Ecuador, Surinam, Guyana và Venezuela.

Amazon là quần thể sinh thái phong phú nhất về loài trên thế giới, trung bình cứ 10 loài trên trái đất sẽ có 1 loài đang có ở Amazon. Ước tính có khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 loài chim cùng thú ở Amazon.

Rừng tự nhiên
Rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil (Ảnh: Ignacio Palacios / Getty Images)

Amazon đã hấp thụ hàng tỷ tấn khí CO2 mang lại bầu không khí trong lành cho trái đất. Chính vì vậy khu rừng này được mệnh danh là lá phổi xanh của hành tinh và là nhân tố quan trọng nhất điều tiết khí hậu toàn cầu. Bảo tồn Amazon chính là bảo vệ sự sống còn của trái đất.

Rừng tự nhiên
Hệ sinh thái thực vật đa dạng của rừng rậm Amazon (Ảnh: Sưu tầm)

3. Rừng tự nhiên Congo - Châu Phi (2,023,428 km2)

Rừng mưa Congo rộng 2,023,428 km vuông là một khu rừng nguyên sinh nguyên thủy thuộc lưu vực sông Congo thuộc lục địa châu Phi. Rừng trải dài trên 6 quốc gia ở Tây và Trung Phi: Guinea Xích Đạo, Cameroon, Gabon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC).

rừng tự nhiên

Có hơn 10.000 loài thực vật đã được xác định trong rừng mưa Congo và 29% trong số đó là loài bản địa đặc trưng. Về động vật, có hơn 1.000 loài chim, 500 loài động vật có vú và 500 loài cá được ghi nhận. Rừng mưa Congo còn là nhà của khỉ đột, voi và hàng ngàn loài khác. Nhiều loài trong số này, chẳng hạn như bonobos (Pan paniscus) và okapi (Okapia johnstoni), không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất.

rừng tự nhiên

4. Rừng tự nhiên New Guinea

rừng tự nhiên
Ảnh chụp từ trên không của một rừng mưa ở Papua New Guinea. Ảnh: Andrew TB

Khu rừng mưa lớn thứ tư trên thế giới nằm trên đảo New Guinea, được chia thành 2 phần: Nửa phía đông là một phần của Papua New Guinea và nửa phía tây là một phần của Indonesia. Hòn đảo này có diện tích khoảng 786.000km2 và là nơi sinh sống của ít nhất 5% các loài động thực vật trên thế giới.

rừng tự nhiên
Những ngọn núi Tamarau ở New Guinea, một trong số ít những nơi còn sót lại của rừng nhiệt đới mà mắt thường có thể nhìn thấy. (Ảnh: RBG Kew)

5. Rừng tự nhiên Sundaland

rừng tự nhiên
Sông Musi ở Indonesia. Ảnh chụp màn hình/Rio Helmi/LightRocket

Rừng Sundaland là rừng mưa lớn nhất tiếp theo, với diện tích khoảng 510.000km2 theo Mongabay. Rừng bao phủ bán đảo Mã Lai trên lục địa Đông Nam Á và các đảo Sumatra, Java, Borneo gần đó, trải dài trên một số quốc gia: Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Singapore. Indonesia là đất nước có 2 rừng mưa riêng biệt: Sundaland và rừng New Guinea đã nói ở trên. Quốc gia này còn có diện tích rừng mưa nguyên sinh lớn thứ ba trên thế giới với hơn 840.000 km2.

rừng tự nhiên
Khu vực bảo tồn rừng mưa nhiệt đới trên đồi Penang- một bộ phận của rừng mưa nhiệt đới Sundaland

Sundaland là nơi sinh sống của nhiều loài bao gồm đười ươi, cóc cầu vồng Bornean (Ansonia latidisca) và hoa xác chết (Rafflesia arnoldi) - loài hoa lớn nhất thế giới.

Chi Lan (tổng hợp)