Tóm tắt phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm WTO đối với lệnh cấm thuốc lá có hương liệu của Hoa Kỳ

Báo cáo của Ban Hội thẩm về lệnh cấm thuốc lá hương liệu (có mùi, thường dùng để thu hút giới trẻ) của Hoa Kỳ đã được thông báo tới các thành viên WTO sau khi Indonesia khởi kiện thành công.

Ban Hội thẩm cho rằng lệnh cấm nhập khẩu bao gồm một quy định kỹ thuật có tính bắt buộc “phải phù hợp với Điều 2.1 của Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại – TBT vì nó cho phép đối xử với thuốc lá hương liệu nhập khẩu kém ưu tiên hơn so với thuốc lá hương liệu trong nước…” . Phán quyết của Ban hội thẩm cũng tạo ra một quy định mới của WTO trước đó chưa từng chính thức được thông qua bởi Hội đồng, Hoa Kỳ hay các quốc gia thành viên WTO khác, về việc phải có độ trễ 6 tháng kể từ khi ban hành cho tới khi các quy định có hiệu lực thi hành. Ban Hội thẩm cho rằng vì chỉ có khoảng thời gian 3 tháng trước khi lệnh cấm thuốc lá hương liệu có hiệu lực thực thi, nên Hoa Kỳ đã vi phạm Điều 2.12 của Hiệp định TBT. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2012, Cơ quan Phúc thẩm của WTO cũng đồng ý với phán quyết của Ban Hội thẩm về cả hai điểm trên, và vào ngày 24 tháng 4. Cơ quan Phúc thẩm thông qua cả hai báo cáo. Trong gần 200 phán quyết suốt 16 năm, đây là lần đầu tiên WTO tìm ra được sự vi phạm dưới điều khoản này, vốn từ lâu đã là mối quan ngại của các nhà bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những phán quyết đầu tiên dưới Hiệp định TBT, một trong 17 Hiệp định do WTO đảm trách. (Phán quyết này của Ban Hội thẩm cũng được lặp lại rất nhanh trong hai phán quyết đối với các chính sách phổ biến về quyền lợi người tiêu dùng của Hoa Kỳ (nhãn mác sản phẩm cá ngừ chứng nhận cá heo an toàn và nhãn mác xuất xứ hàng hóa lên sản phẩm thịt) cũng dưới sự diễn giải của Hiệp định TBT. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm thẩm tra lại những trường hợp khác cũng sẽ được thông báo trong các tháng tiếp theo). Dựa trên mức độ phổ biến và tầm quan trọng của chính sách quản lý thuốc lá, Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì các chính sách này và kháng kiện về tính hợp pháp của bất kỳ phê chuẩn nào thông qua bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB).

Tải Báo cáo tại đây.