Giới thiệu hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại châu Âu

Ngày 21/4/2014, tại Lạng Sơn, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo ―Đăng k

Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý (GI) tại Việt Nam và quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại châu Âu cho các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan quản lý địa phương có sản phẩm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở khu vực phía Bắc.

Hội thảo bao gồm những vấn đề liên quan đến tình hình chính sách và pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam; tình hình quản lý, sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý của Việt Nam; việc đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở nước ngoài; quy trình, thủ tục đăng ký một chỉ dẫn địa lý tại châu Âu – một thị thương tiềm năng cho các nông sản của Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm thành công và những thách thức trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc tại châu Âu.

Liên minh Châu Âu đã chính thức báo hộ sản phẩm Nước nắm Phú Quốc

Ngoài ra, tại Hội thảo, các đại biểu cũng sẽ được giới thiệu về Tài liệu hướng dẫn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại châu Âu do Dự án EU-MUTRAP phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ biên soạn.

Ông JEAN-JACQUES BOUFLET - Tham tán công sứ - Trưởng Ban Kinh tế & Thương mại -Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biếtVề việc đăng kí bảo hộ địa lý, các doanh nghiệp nên hành động sớm hơn nữa bởi những sản phẩm truyền thống được sản xuất bằng phương pháp truyền thống có thể biến mất bất cứ lúc nào nếu không được bảo vệ. Quá trình đăng kí bảo hộ địa lý cho sản phẩm ở châu Âu thường mất khoảng 5 năm. Hãy nhớ lại trường hợp Nước mắm Phú Quốc – sản phẩm được đăng kí bảo hộ địa lý đầu tiên của Việt Nam ở châu Âu. Quá trình đăng kí được đã mất hơn 5 năm cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Châu Âu và Dự án MUTRAP.

Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm sẽ góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia, lợi ích thương mại của cộng đồng và doanh nghiệp; mặt khác, sẽ tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở phạm vi quốc gia và quốc tế, cũng như tránh được sự xâm phạm quyền đối với các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Là một quốc gia nông nghiệp truyền thống, cộng thêm các yếu tố đặc trưng về mặt tự nhiên và con người, Việt Nam có nhiều sản phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế cao gắn với các địa danh cụ thể. Để phát triển những sản phẩm đặc sản gắn với địa danh, trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho các địa phương trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản ở trong nước. Kết quả là, đến nay đã có 65 đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp và 38 văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm của Việt Nam được cấp.