Những lỗi thường gặp trong thiết kế sản phẩm

Ngay từ khâu thiết kế, người thiết kế đã phải dự báo trước được các chỉ tiêu chất lượng về độ tin cậy, độ ưu tiên của chỉ tiêu với các hệ số ưu tiên phù hợp.

Trong kinh tế thị trường, sản phẩm và hàng hóa được làm ra phải đáp ứng được quy luật kinh tế thị trường, các yêu cầu về kinh tế xã hội và văn hóa ở  trong nước và nếu có xuất khẩu được thì tất nhiên phải đáp ứng được các yêu cầu đó tại nơi hàng được xuất khẩu đến, phù hợp điều kiện hoạt động trong môi trường khí hậu và điều kiện công tác của sản phẩm.

Ngay từ khâu thiết kế, người thiết kế đã phải dự báo trước cho các chỉ tiêu chất lượng sau đây về độ tin cậy, độ ưu tiên của chỉ tiêu với các hệ số ưu tiên phù hợp.

Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm:

Để bán được và có lãi, sản phảm và hàng hóa công nghiệp cần đáp ứng được:

1- Tính năng mục đích sử dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành và đa ngành phức hợp, bao gồm cả phần cứng sản phẩm và phần mềm( chương trình điều khiển)

2- Chỉ tiêu ERGONOMIE: an toàn thuận tiện trong sử dụng và bảo dưỡng sửa chữa, không làm ô nhiễm môi trường và tồn tại được trong môi trường khí hậu và điều kiện công tác,

3- Được làm từ nguyên vật liệu và sử dụng năng lượng an toàn,

4-Có thẩm mỹ phù hợp,

5- Được chế tạo từ công nghệ bảo đảm, năng lượng an toàn không làm ô nhiễm môi trường, điều kiện lao động của người lao động đạt chuẩn theo yêu cầu.

6- Đạt các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và

7-Thỏa mãn yêu cầu của luật pháp, môi trường xã hội nơi bán hàng hóa đó….

Những lối có từ thiết kế thường còn tồn tại, nhiều khi do sơ ý, chủ quan, bảo thủ, cố tình vi phạm,  nhưng đa số do thiếu hụt trách nhiệm, đạo đức, kiến thức,  thông tin và khả năng quản lý hệ thống kém của người thiết kế và người duyệt thiết kế .

1. Lỗi quan niệm không chính xác về kinh tế thị trường

- Quan niệm khách hàng là thượng đế là không chuẩn, trong khi khách hàng chỉ là khách hàng, người bán người mua thuận mua vừa bán, chưa kể ép bán ép mua, ép giá, …-

-Quan niệm chỉ làm cái thị trường cần, tuy đúng nhưng không đủ  từ đó nhiều doanh nghiệp bỏ nghiên cứu phát triển và bỏ bộ phận thiết kế, mua đồ có sẵn của các nước về gia công lắp ráp để bán, thành nơi tiêu thụ hàng cho nước ngoài.

Trong khi đó  các doanh nghiệp mạnh  luôn dẫn dắt thị trường bằng sản phẩm thế hệ mới về cấu trúc, nguyên lý mới, vật liệu mới, năng lượng mới, kiểu dáng mới,…bằng việc nghiên cứu phát triển (R&D) và thiết kế thế hệ hàng hóa mới, loại hàng mới hoàn toàn mà thị trường chưa hề có…v.v

2-Lỗi do tư duy hệ thống không đầy đủ:

Đây là lỗi cũng hay gặp nhất. Trường hợp thiếu thành phần trong sơ đồ hệ thống hay gặp hơn, thí dụ công trình xây dựng thiết kế thiếu nhà vệ sinh, khu đô thị thiếu chợ, trường học, bệnh viện, thiếu khả năng hỗ trợ cho người tàn tật, thiết kế bàn phím thiếu dẫu hỗ trợ người mù ( mà thường là có nốt phím có nốt gờ nổi lên),…

Nhiều bản thiết kết ẩu từ khâu ghi các đơn vị đo lường cũng sai so với quy định của Nhà nước và các tiêu chuẩn khác.

Lỗi không tính cả đời tồn tại của sản phẩm cho đến khi bỏ đi thì xử lý thế nào.

3-Lỗi do không lựa chọn phương án phù hợp cho từng chỉ tiêu chất lượng

 Chọn phương án thiết kế sai, mà ở đó chỉ tiêu chất lượng không phù hợp ngưỡng cao và ngưỡng thấp cần có,  không đáp ứng được tính năng hoạt động và có thể gây sự cố tai nạn hoặc lãng phí, đặc biệt là cho các cơ cấu bảo hiểm an toàn.

  • Lỗi do không chú ý tính toán và dự báo về độ tin cậy, tuổi thọ, độ an toàn…

 Theo phương án thiết kế nguyên lý hoặc chỉ tiêu kỹ thuật,  cho đến vật tư vật liệu năng lượng và công nghệ được lựa chọn hoặc nghiên cứu tìm mới hoặc áp dụng cái mới, lỗi này hay thể hiện thí dụ như khi không chú ý đến khả năng chịu bền mỏi của vật liệu khi có dao động, sự lão hóa của vật liệu, không nghiên cứu kỹ đến môi trường khí hậu trong đó sản phẩm tồn tại và điều kiện công tác, điều kiện công việc bảo dưỡng bảo trì,…

Lỗi này còn thể hiện  khi lựa chọn công nghệ không đủ độ tin cậy cho yêu cầu.

Thiết kế kém về phương diện dễ gây sai sót hoặc khó trong sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng, không lường trước trình độ chung của người sử dụng hoặc môi trường xã hội nơi bán hàng… không lường trước sự cố và cách giải quyết.

Nhiều khi thiết kế không chú ý đến an ninh cho mục đích sử dụng. Thí dụ các công trình xây dựng cần bảo mật cao lại thuê các hãng không tin cậy thực hiện xây lắp, họ lắp thêm các thiết bị tình báo nghe quay lén, mua các chíp IC, các sim  điều khiển để lắp vào các thiết bị quân sự, khi chiến tranh xảy ra, nhà cung cấp khóa mã điều khiển làm cho thiết bị quân sự bị liệt,….Đăc biệt là việc chế tạo robot không được thiết kế tự động tấn công con người. robot vũ khí phải được kiểm soát chặt chẽ.

Nhiều sản phẩm, nhất là thiết bị y tế bị từ chối do không phù hợp trong môi trường bệnh viện có khi chỉ do có mầu đen, hoặc có cấu trúc không phù hợp với người bệnh, không phù hợp với việc kiểm tra, xét nghiệm, điều trị, không phù hợp với thao tác của Bác sỹ,…

  • Lỗi không chú trọng chỉ tiêu công thái học ( Ergonomie),

Lỗi này thể hiện thiết kế kém, tạo ra sản phẩm không an toàn, không cảnh báo về sự nguy hiểm của sản phẩm cho người sử dụng và cho môi trường sinh thái, thí dụ thiết kế sai dễ tạo sự khó khăn trong nhận dạng hệ thống nút bấm, đồng hồ đo lường, bảng chỉ dẫn,…dẫn đến sự nhầm lẫn trong điều khiển, không phù hợp kích thước nhân trắc học của người sử dụng, làm người sử dụng chóng mệt mỏi trong điều kiện lao động trung bình trong thời gian dài,…

  • Lỗi coi nhẹ chỉ tiêu thẩm mỹ công nghiệp:

 Lỗi này thường có ở những nhà thiết kế thuộc các khu vực kinh té kém hoặc đang phát triển, làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hình dáng thô thiển, mầu sắc lung tung, trang trí bừa bãi làm cho sản phẩm không phù hợp với nền văn hóa và văn minh công nghiệp.

  • Lỗi thiết kế kém về tính kinh tế tổng hợp và phù hợp môi trường xã hội

 Khi nhà thiết kế tạo ra một bản thiết kế mà kém về mặt  thiết kế chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, gây tốn kém lãng phí và hiệu quả kinh tế thấp cho nhà sản xuất và cho xã hội thì bản thiết kế đó đều dễ bị loại bỏ hoặc hàng làm ra không bán được.

Người ta cho rằng trong các doanh nghiệp nên có hệ thống nghiên cứu phát triển(R&D), các kỹ sư thiết kế trưởng, công nghệ trưởng, luật sư và nhà kinh tế, hoặc dưới dạng làm việc theo chế độ cộng tác viên chuyên gia để hỗ trợ cho doanh nghiệp có các bản thiết kế ngày càng hoàn thiện và giúp cho việc sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu an ninh quốc phòng và an toàn cho xã hội và môi trường.

 

TS. Lê Trường Sơn