Quá choáng khi chuột biết xem đồng hồ?

Thú cưng của bạn thừa biết bạn quên cho chúng ăn hay sắp đến giờ bạn ra ngoài.

Thú cưng của bạn thừa biết bạn quên cho thú cưng ăn hay sắp đến giờ bạn ra ngoài. Đây chính là kết luận của một nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu người Mỹ ở trường Đại học Northwestern và bài nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Neuroscience.

Để chứng minh việc này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm tên là Cánh cửa. Trong thí nghiệm này, một con chuột sẽ chạy trên một băng truyền và bao quanh bởi nó là các màn hình. Khi chuột chạy, hình ảnh trên các màn hình sẽ hiện lên như khi chú chuột đang chạy ở hành lang. Ở “cuối đường” là một cánh cửa và cánh cửa này chỉ mở khi con chuột chờ trong 6 giây. Nếu như con chuột cố tình đâm vào cánh cửa, hình ảnh sẽ quay trở lại điểm xuất phát ban đầu. Sau nhiều lần chạy đi chạy lại, cuối cùng thì con chuột cũng đã mở được cánh cửa và nhận phần thưởng cho mình. Thí nghiệm này được thực hiện trên nhiều con chuột khác nhau để phục vụ bước nghiên cứu tiếp theo.

Chỉ có những con chuột mở được cửa mới tham gia ở bước tiếp theo này. Tại bước này, các nhà nghiên cứu thay cánh cửa bằng một bức tường. Tuy nhiên, những chú chuột này vẫn nhận ra được các dấu hiệu khác và khi đến bức tường, chúng kiên nhẫn chờ đợi trong 6 giây để tiếp tục đi tiếp.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã thí nghiệm hệ thần kinh của chuột phần não liên quan đến chức năng định vị và trí nhớ, tương đương với thùy thái dương ở người. Khi soi kính hiển vi, các nhà khoa học kích thích 2 photon và quan sát thấy “một nhóm nơ - ron thần kinh chưa được biết đến” và nhóm nơ - ron này chỉ được kích hoạt khi đang chờ hay đang đếm.

Theo tiến sĩ Daniel Dombeck, khoa Sinh học thần kinh trường Đại học Northwestern, thí nghiệm đã chứng minh rằng động vật cũng có khái niệm về thời gian.

Các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp nghiên cứu bệnh Alzheimer - bệnh này tác động ngay lập tức đến thùy thái dương. Họ cũng đề xuất việc áp dụng thí nghiệm Cánh cửa để chẩn đoán sớm bệnh này.

Minh Đức (www.quebecscience.qc.ca)