Quốc tế nổi bật: Sẵn sàng đàm phán

Pakistan sẵn sàng đàm phán với nước láng giềng Iran về “tất cả các vấn đề” song phương sau khi hai bên đã tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên lãnh thổ của nhau.

Pakistan sẵn sàng đàm phán với Iran

Ngoại trưởng Pakistan Jalil Abbas Jilani
Ngoại trưởng Pakistan Jalil Abbas Jilani và người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian

Ngoại trưởng Pakistan Jalil Abbas Jilani ngày 19/1 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian để tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ song phương. Ông Jilani cho biết Pakistan sẵn sàng đàm phán với nước láng giềng Iran về “tất cả các vấn đề” song phương sau khi hai bên đã tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên lãnh thổ của nhau. T

Ông Trump được phép tranh cử ở bang Washington

Cựu Tổng thống Donald Trump
Cựu Tổng thống Donald Trump

Thẩm phán bang Washington Mary Sue Wilson ngày 18/1 đã bác bỏ đơn yêu cầu loại tên của ông Trump khỏi phiếu bầu cử sơ bộ của bang dự kiến diễn ra vào ngày 12/3 tới. Đây là một thắng lợi nữa của ông Trump sau khi giành chiến thắng tương tự ở Michigan, Oregon, California và một số nơi khác. Trước đó, một nhóm cử tri ở bang Washington đã đệ đơn kiến nghị gạch tên ông Trump khỏi phiếu bầu sơ bộ của bang vì cho rằng ông không đủ tư cách tranh cử do đã kích động người ủng hộ tiến hành vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021.

Nhật Bản và NATO đàm phán thiết lập đường dây nóng an ninh

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: Getty Images)

 

Nhật Bản và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đàm phán về việc thiết lập một đường dây nóng nhằm chia sẻ thông tin “an ninh nhạy cảm” nhằm ứng phó với các cuộc tấn công mạng và thông tin sai lệch.

Hai bên đã nhất trí về kế hoạch hợp tác mới nói trên vào tháng 7/2023. Tuy nhiên, điều này vẫn gặp phải một số thách thức vì NATO cần có sự đồng thuận của 31 quốc gia thành viên để quyết định mọi vấn đề, do đó các cuộc đàm phán có thể gặp khó khăn nếu một số thành viên không đồng ý. Trước đó, đề xuất thành lập văn phòng liên lạc của NATO tại Tokyo đã vấp phải sự phản đối của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách ngăn chính phủ đóng cửa

Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. 
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. 

 

Hạ viện Mỹ hiện do đảng Dân chủ kiểm soát vừa thông qua dự luật tạm thời để tài trợ cho chính phủ liên bang đến đầu tháng 3 tới nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa một phần.

Dự luật được thông qua với 314 phiếu thuận và 108 phiếu chống. Trong số các phiếu chống có đến 106 thành viên đảng Cộng Hòa và 2 thành viên đảng Dân chủ. Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật ngân sách này sẽ  được gửi đến Tổng thống Mỹ Joe Biden để ký thành luật.

Mỹ tái khẳng định giải pháp 2 nhà nước Israel - Palestine

người phát ngôn Matthew Miller

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller

 

Nếu không thành lập một nhà nước Palestine, sẽ không có cách nào khác giải quyết được những thách thức an ninh lâu dài của Israel trong khu vực và những thách thức ngắn hạn trong công tác tái thiết Gaza. Đây là tuyên bố được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tại một cuộc họp báo ngày 18/1.

Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Matthew Miller khẳng định quan điểm của Mỹ về giải pháp 2 nhà nước tại dải Gaza, cho rằng đây là cách khả thi duy nhất để đem lại hòa bình lâu dài trong khu vực.

Hai nước Baltic tuyên bố chấm dứt hiệp định với Nga

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna
Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna khi đón Tổng thống Ukraine đến thăm.

 

Ngày 18/1, Quốc hội Latvia đã bỏ phiếu chấm dứt hiệp định song phương với Nga khi các nhà lập pháp viện dẫn sự thiếu tin tưởng vào Moscow liên quan xung đột ở Ukraine.

Cùng ngày, chính phủ Estonia cũng quyết định chấm dứt hiệp định hỗ trợ tư pháp với Nga và chuyển dự luật này tới Quốc hội để bỏ phiếu.

Quyết định của Latvia và Estonia được đưa ra một tuần sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sang thăm các quốc gia Baltic này.

Người Nga tin tưởng Tổng thống Putin

Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin

Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất do Trung tâm Nghiên cứu Dư luận toàn Nga thực hiện được công bố ngày 19/1 cho hay, khi được hỏi về việc có tin tưởng ông Putin hay không, 79,8% người trả lời là có (tăng 1% so với kết quả cuộc khảo sát trước đó).

Trong khi đó, tỷ lệ tán thành công việc của Tổng thống Nga cũng tăng 0,2% so với kết quả cuộc khảo sát tuần trước, đạt 77%.

Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 9 đến 14/1 với sự tham gia của 1.600 người từ 18 tuổi trở lên.

 

Xuân An (t/h)