Doanh nghiệp Việt tự tin "ra khơi" trực tuyến

Các doanh nghiệp Việt ở nhiều quy mô ngày càng "ăn nên làm ra" trên thương mại điện tử xuyên biên giới, cho thấy câu chuyện xuất khẩu trực tuyến không còn quá xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, để có được những cú click chuột chốt đơn của khách hàng, cần nhiều nỗ lực và hỗ trợ hơn nữa.
Việt Nam tự hào là một trong 3 nền thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á xét về quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng
Hàng Việt đang hiện diện nhiều hơn trên thị trường quốc tế nhờ làn sóng thương mại điện tử

Những con số ấn tượng

Chia sẻ tại Hội thảo Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Hà Nội mới đây, ông Eric Broussard - Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon, Khối Đối tác bán hàng quốc tế nhận định, xu hướng chuyển dịch từ mua bán truyền thống sang trực tuyến không mới mẻ, nhưng đang tiếp tục mạnh mẽ hơn khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng hòa nhập quốc tế nhanh chóng.

Nghiên cứu của eMarketer chỉ ra, doanh số bán lẻ toàn cầu qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới ước đạt 2.858 tỷ USD với mức tăng trưởng 12,2% vào năm 2023, và sẽ phát triển đến quy mô 4.052 tỷ USD với mức tăng trưởng 14,9% vào năm 2027.

Dù vậy, kênh thương mại điện tử chỉ chiếm tỷ trọng 12,2% trong tổng doanh thu bán lẻ xuyên biên giới vào năm 2023 và tăng lên 14,9% vào năm 2027, cho thấy tiềm năng và dư địa để khai thác còn rất lớn.

Việt Nam tự hào là một trong 3 nền thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á xét về quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng.

Việt Nam tự hào là một trong 3 nền thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á xét về quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng
Việt Nam là một trong 3 nền thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á xét về quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng

Năm 2023, doanh thu thương mại điện tử B2C của Việt Nam dự báo tăng trưởng 25%, đạt quy mô 10,3 tỷ USD năm 2023.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới gấp 2,3 lần tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử nói chung, với kim ngạch xuất khẩu trực tuyến đạt 80.000 tỷ đồng trong năm 2022 và dự báo đạt 300.000 tỷ đồng vào năm 2027, theo phân tích của Access Partnership.

Access Partnership cũng chỉ ra rằng, nếu các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) đẩy nhanh tốc độ sử dụng thương mại điện tử để xuất khẩu thì doanh thu xuất khẩu B2C qua thương mại điện tử có thể tăng 2,4 lần so với quỹ đạo “kinh doanh theo thông lệ”. Qua đó, thương mại điện tử B2C có thể là ngành xuất khẩu thế mạnh thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

"Việt Nam là một mắt xích cung ứng mới nổi của thương mại điện tử toàn cầu. Chúng tôi đề cao năng lực sản xuất, tinh thần khởi nghiệp và tốc độ chuyển đối số nhanh chóng của Việt Nam", ông Eric Broussard chia sẻ.

Ông Eric Broussard - Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon, Khối Đối tác bán hàng quốc tế: "Đã đến lúc tăng tốc tăng trưởng"
Ông Eric Broussard - Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon, Khối Đối tác bán hàng quốc tế: "Đã đến lúc tăng tốc tăng trưởng"

Minh chứng cho điều này, ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2023, đã có 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã được bán ra cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới, tăng cường sự hiện diện của hàng Việt trên toàn cầu.

Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 50%. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%.

Danh mục các ngành hàng Việt bán chạy nhất trên Amazon tiếp tục ghi nhận các sản phẩm lợi thế và vốn được yêu thích, cùng sự xuất hiện của những ngành hàng mới. Cụ thể, 5 ngành hàng bán chạy nhất gồm Nhà cửa, Nhà bếp, Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, May mặc và Làm đẹp. Điều này cũng phản ánh đúng thế mạnh của Việt Nam về các nguyên liệu thân thiện với môi trường như gỗ, mây tre đan,…

“Ăn nên làm ra” trên Amazon: Chuyện không của riêng ai

SUNHOUSE - thương hiệu gia dụng và thiết bị nhà bếp đã quá quen thuộc tại thị trường trong nước hơn 20 năm qua, bước lên Amazon giữa giai đoạn dịch bệnh Covid-19 với nhiều bỡ ngỡ của một nhãn hàng “có tuổi” lần đầu chuyển đổi số. Thế nhưng, từ căn bếp Việt, SUNHOUSE đã cho thấy khả năng bắt nhịp ấn tượng với dòng chảy thương mại điện tử xuyên biên giới, khi ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 180% so với năm 2022, trong đó có các sản phẩm thường xuyên “cháy hàng”.

Một gương mặt khác cũng không mới tại thị trường nội địa nhưng chỉ vừa tham gia Amazon năm 2021 là AnEco của An Phát Holdings, với các dòng sản phẩm phân huỷ sinh học. Sau hơn 2 năm có mặt trên Amazon, sản phẩm AnEco đã có mặt trong danh mục Amazon’s Choice cho ngành hàng túi rác phân hủy sinh học, doanh thu tăng trưởng gấp 20 lần so với thời điểm ra mắt năm 2021. Dịp Prime Day 2023, AnEco thu về doanh số tăng trưởng 10 lần so với thường ngày, và tổng doanh thu năm 2023 của AnEco trên Amazon dự kiến sẽ cán mốc triệu đô. 

“Bạn có tưởng tượng được không, dù ở Hoa Kỳ, chỉ với 1 cú click chuột đặt hàng vào tối hôm trước, tôi có thể an tâm đi tắm, thưởng thức bữa tối, lên giường ngủ và nhận sản phẩm AnEco được giao đến cửa vào sáng hôm sau”, Phó Chủ tịch Amazon bày tỏ ấn tượng với sự tận dụng tối đa dịch vụ logistics từ Amazon của một doanh nghiệp Việt.

Một trong những định hướng lớn của Amazon tại Việt Nam là tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tiếp cận và làm chủ gian hàng trực tuyến tốt hơn
Một trong những định hướng lớn của Amazon tại Việt Nam là tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tiếp cận và làm chủ gian hàng trực tuyến tốt hơn

Xem thêm: "Doanh nghiệp Việt tăng 10 lần doanh số trên Amazon nhờ Prime Day 2023" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Với Lafooco, chỉ sau 2 tuần mở bán trên Amazon, 3 trong tổng số 4 loại hạt điều của thương hiệu này đã lọt vào top 10 sản phẩm hạt điều mới bán chạy nhất. Riêng hai dòng sản phẩm Hạt điều rang muối biển vị caramel và Hạt điều rang muối biển vị dừa lọt Top 100 sản phẩm hạt điều tại gian hàng Amazon ở Mỹ. Đặc biệt, Lafooco là một trong số các thương hiệu sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam đầu tiên được gắn nhãn hiệu “Climate Pledge Friendly” trên Amazon, giúp người mua hàng nhận diện và chọn lựa các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bền vững và bảo tồn thế giới tự nhiên.

Thế nhưng, bên cạnh những cái tên đã quá nổi tiếng này, còn có những start-up, những doanh nghiệp mới đã “ăn nên làm ra” nhờ chọn thương mại điện tử làm “sóng” để đưa thuyền ra khơi kinh doanh.

Chippi&Co là một thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm đồ dùng và đồ chơi cho giai đoạn phát triển đầu đời của bé, đi vào hoạt động ngay giữa giai đoạn Covid-19 đầy thử thách. Dù đã lựa chọn Hoa Kỳ là thị trường kinh doanh đầu tiên sau nhiều tìm hiểu và chuẩn bị, Chippi&Co vẫn suýt “ngã ngựa” ngay năm đầu tiên do khủng hoảng về tổ chức sản xuất và logistics. Thế nhưng, với sự điều chỉnh hợp lý và hỗ trợ từ Amazon, sau 2 năm, Chippi&Co đã đạt mức tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng với số lượng đơn hàng tăng gấp 10 so với thời kỳ mới thành lập. Cuối năm 2022, Chippi&Co đạt mức tăng trưởng 12 lần so với năm trước đó.

Một trường hợp điển hình khác là ChicnChill - doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ cói xiên đan lát, cũng ra đời trong giai đoạn dịch bệnh. Thời gian đầu, ChicnChill tiến hành thử nghiệm kinh doanh một số sản phẩm đồng loạt trên một số nền tảng nhưng không đạt kết quả như kỳ vọng. Thất bại đã đổi lấy kinh nghiệm để thương hiệu mạnh dạn hơn khi chính thức “lên sàn” Amazon vào đầu năm 2021. Lựa chọn nhóm sản phẩm phù hợp và định hướng kinh doanh dựa vào lợi thế của FBA đã mang đến thành công bất ngờ chỉ sau một khoảng thời ngắn tham gia xuất khẩu và bán hàng trên Amazon. Cỏ cây, mây tre Việt qua các sản phẩm thủ công trang trí ChicnChill được đón nhận và yêu thích trên Amazon với tỉ lệ tăng trưởng 700% chỉ trong vòng 1 năm ra mắt.

Doanh nghiệp Việt đang thích ứng tốt hơn với dòng chảy thương mại điện tử xuyên biên giới
Doanh nghiệp Việt đang thích ứng tốt hơn với dòng chảy thương mại điện tử xuyên biên giới

Trả lời 3 câu hỏi của doanh nghiệp Việt

Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam Gijae Seong cho biết, các doanh nghiệp Việt thường có 3 câu hỏi, cũng là 3 sự trăn trở khi tham gia bán hàng trên thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và Amazon nói riêng:

Xây dựng kế hoạch sản phẩm và xây dựng thương hiệu toàn cầu thế nào?

Làm thế nào để có được sản phẩm cạnh tranh về chất lượng, giá cả và sản xuất kịp thời?

Làm thế nào để thành công bền vững trên Amazon?

Để giải quyết 3 câu hỏi này, Amazon Global Selling Việt Nam đã công bố 3 trọng tâm chiến lược trong năm 2024:

Một là, tăng cường sự sẵn sàng cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam bằng cách: đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan chính phủ, các đối tác chiến lược để trang bị kiến thức và cung cấp đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước; thúc đẩy sự phát triển các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành; nhân rộng các hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong cộng đồng nhà bán hàng.

Hai là, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng, bao gồm kết nối các nhà bán hàng với các nhà sản xuất trong nhiều ngành hàng trên toàn quốc để tạo và mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất từ Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhanh chóng nắm bắt xu hướng, cơ hội xuất khẩu trực tuyến.

Ba là, nâng cao chất lượng và thành công của nhà bán hàng Việt thông qua: tăng cường đầu tư vào đào tạo nhà bán hàng; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu toàn cầu; tăng cường, mở rộng các hỗ trợ xuyên suốt các giai đoạn xuất khẩu online của nhà bán hàng, gồm đăng ký và quản lý tài khoản, tối ưu chi phí, logistics và xây dựng thương hiệu.

Amazon hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tuyến với loạt công cụ, chương trình cải tiến
Amazon hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tuyến với loạt công cụ, chương trình cải tiến

Amazon cũng giới thiệu một loạt các công cụ, chương trình mới và cải tiến, giúp các doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu qua thương mại điện tử. Bao gồm: chương trình Ưu đãi phí duy trì tài khoản Fee Waiver, Khuyến mãi tùy chỉnh theo thương hiệu Brand Tailored Promotion và nâng cấp chương trình vận chuyển SEND, qua đó đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp xuyên suốt qua từng giai đoạn bản hàng trên Amazon.

Ngoài ra, Amazon cho biết đã chính thức khai trương Trung tâm Đào tạo Amazon Day-1 Việt Nam và văn phòng làm việc mới tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm kết nối và đào tạo tại chỗ đầu tiên của Amazon tại Việt Nam với sức chứa 100 người, cùng với một studio sản xuất và phát sóng các nội dung đào tạo trực tuyến, webinar nhằm trang bị và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng cao trong nước.

Thy Thảo